Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh của trường trung...
- Câu 1 : Đề chuyện HVTNgười ta thường sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn NST để làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền . Các dòng côn trùng đột biến này
A Có khả năng lây bệnh cho các cá thể khác trong quần thể
B Có sức sống bình thương nhưng bị mất hoặc giảm đáng kể khả năng sinh sản
C Có khả năng sinh sản bình thường nhưng sức sống yếu
D Có sức sống và khả năng sinh sản bình thường
- Câu 2 : Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã, hãy chọn kết luận đúng
A Các gen nằm trên 1 NST có số lần nhân đôi khác nhau, số lần phiên mã khác nhau
B Các gen nằm trong 1 tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã bằng nhau
C Các gen trên các NST khác nhau của cùng một tế bào có số lần nhân đôi khác nhau, số lần phiên mã khác nhau
D Các gen trên các NST khác nhau của cùng một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã khác nhau
- Câu 3 : Ở phép lai (P):♂AaBbDd x ♀ AabbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ tể đực, cặp NST mang cặp gen Bb ở 8 % số tế bào không phân ly trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái; ở 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II; ở cả hai tế bào con, giảm phân I diễn ra bình thường , các cặp NST khác phân ly bình thường. Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra hợp tử đột biến ở F1 chiếm tỉ lệ là:
A 20%
B 80,96%
C 19,04%
D 9,6%
- Câu 4 : CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là do
A Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực
B Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh
C Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt
D Vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản
- Câu 5 : Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về chu trình nitơ?
A Nito được trả lại môi trường vô cơ chủ yếu nhờ hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa
B Thực vật là nhóm sinh vật có khả năng chuyền hóa nitrat thành amon
C Nito đi vào quần xã dưới dạng nitrat và amon
D Các loài vi khuẩn cố định nito có vai trò rất quan trọng vì chúng có khả năng chuyển hóa nito phân tử thành amon cung cấp cho thực vật
- Câu 6 : Nếu cho cây có kiểu gen AaBbCcDdEe tự thụ phấn thì xác suất để 1 hạt mọc thành cây có kiểu hình A-bbC-D-ee là bao nhiêu ? Biết rằng các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và trội hoàn toàn
A 0,035
B 0,046
C 0,105
D 0,026
- Câu 7 : Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 80C đến 320C giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường
A Có nhiệt độ dao động từ 250C đến 350C; độ ẩm từ 75% đến 95%
B Có nhiệt độ dao động từ 100C đến 300C; độ ẩm từ 85% đến 95%
C Có nhiệt độ dao động từ 100C đến 300C; độ ẩm từ 75% đến 95%
D Có nhiệt độ dao động từ 250C đến 350C; độ ẩm từ 85% đến 95%
- Câu 8 : Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đọan còn hai lá mầm; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Cho quần thể ở thế hệ (P) ngẫu phối, thu được F1 có 4% cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm ; 48,96% cây sống và cho hoa màu đỏ; 47,04% cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở thế hệ (P) đạt trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa; không có đột biến mới phát sinh. Tính theo lý thuyết, trong tổng số các cây ở (P) cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A 37,12%
B 34,8%
C 5,76%
D 5,4%
- Câu 9 : Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một locut có 2 alen ; alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa,kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lý thuyết thành phần kiểu gen của quần thể (P) là:
A 0,3AA : 0,45Aa : 0,25aa
B 0,1AA : 0,65Aa : 0,25aa
C 0,45AA : 0,3Aa : 0,25aa
D 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
- Câu 10 : Khi nói về vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng ?
A Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tòan
B ADN vùng nhân có dạng kép mạch thẳng
C ADN vùng nhân được liên kết với histon nên ADN được đóng xoăn theo nhiều mức độ khác nhau
D Tất cả các vi khuẩn đều có ADN vùng nhân nhưng chỉ có 1 số vi khuẩn có plasmid
- Câu 11 : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:(1)Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống(2)Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường(3)Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường(4)Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoáiCác thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A 3 và 4
B 2 và 3
C 1 và 2
D 1 và 4
- Câu 12 : Ở phép lai giữa ruồi giấm XDXd với ruồi giấm XDY cho F1 có kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen là
A 30%
B 35%
C 40%
D 20%
- Câu 13 : Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là
A Quần thể
B NST
C Cá thể
D Loài
- Câu 14 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quản vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P) thu được F1 có kiểu hình thân cao quả đỏ chiếm tỉ lệ 54%. Trong các dự đoán sau đây có bao nhiêu dự đoán đúng về sự di truyền của các tính trạng trên ? Biết rằng diễn biến NST ở hai giới giống nhau, không có đột biến mới phát sinh.(1)Hai cặp gen phân li độc lập(2)Cả hai cơ thể (P) đều dị hợp 2 cặp gen, kiểu gen có thể giống nhau hoặc khác nhau(3)Tỉ lệ kiểu hình trội về một trong hai tính trạng ở F1 chiếm 42%(4)Tỉ lệ kiểu gen thuần chủng trong số các cây thân cao, quả đỏ chiếm
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 15 : Trong những đặc tính sau đây của một loài(1)Phát triển chậm(2)Số lượng con cháu tương đối lớn(3)Tuổi thọ ngắn(4)Mức tử vong không phụ thuộc vào mật độ(5)Kích thước quần thể tương đối ổn địnhNhững đặc tính nào thuộc về những loài sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học ?
A 1,2,5
B 2,3,5
C 2,3,4
D 1,3,5
- Câu 16 : Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng duy định da bình thường. bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.13 –III.14 trong phả hệ sinh một đứa con trai IV.16. Xác suất để đứa con này chỉ mắc một trong hai bệnh này
A
B
C
D
- Câu 17 : Cho biết sản lượng sinh vật toàn phần trong một hệ sinh thái dưới nước là 1113 kcal/m2/ năm. Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 11,8%, ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 12,3%. Sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A 16 kcal/m2/ năm
B 13,1 kcal/m2/ năm
C 131 kcal/m2/ năm
D 160 kcal/m2/ năm
- Câu 18 : Thực chất quy luật phân li độc lập của MenĐen là
A Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)
B Sự phân li độc lập của các alen trong giảm phân.
C Sự phân li độc lập của các tính trạng.
D Sự tổ hợp tự do các alen trong thụ tinh.
- Câu 19 : Ở một loài thực vật, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu vàng. Cho 5 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình ở đời lai F1 là:a). 3 đỏ : 1 vàng b) 5 đỏ : 3 vàng c) 9 đỏ : 1 vàng d) 4 đỏ : 1 vàng e) 19 đỏ : 1 vàng f) 100% hoa đỏ g) 17 đỏ : 3 vàng h) 5 đỏ : 1 vàngTổ hợp đáp án đúng gồm:
A b, c, d, e, f, h
B a, c, d, e, f, g
C a, b, c, d, e, f
D c, d, e, f, g, h
- Câu 20 : Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là con trai thận tay phải là:
A 31,25%
B 18,75%
C 50%
D 62,5%
- Câu 21 : Quy định tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau:(1)Tạo dòng thuần chủng(2)Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến(3)Chọn lọc các kiểu đột biến có kiểu hình mong muốn.Trình tự đúng của các bước trong quy trình này là:
A 2 → 1 → 3
B 1 → 2 → 3
C 1 → 3→ 2
D 2 → 3 → 1
- Câu 22 : Phương pháp nào sau đây tạo ra được các giống mới thuần chủng về tất cả các cặp gen và có bộ NST song nhị bội?
A Nuôi cấy hạt phấn sau đó gây lưỡng bội hóa
B Lai xa kết hợp với đa bội hóa
C Dung hợp tế bào trần
D Nhân bản vô tính
- Câu 23 : Người ta đã sử dụng kỹ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh pheniketo niệu ở người?
A Chọc dô dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X
B Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN
C Chọn dỏ dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường
D Sinh thiết tua nhau lấy thai tế bào phôi cho phân tích protein
- Câu 24 : Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09 aa. Khi trong quần thể này các cá thể có kiểu gen đồng hợp có sức sống và khả năng sinh sản kém hơn các cá thể có kiểu gen dị hợp thì
A Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể
B Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể
C Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau
D Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi
- Câu 25 : Thứ tự sắp xếp các khu sinh học (biom) trên cạn theo vĩ độ từ thấp đến cao là
A Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
B Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới ,thảo nguyên ,đồng rêu hàn đới
C Rừng mưa nhiệt đới , Thảo nguyên , rừng Taiga ,đồng rêu hàn đới
D Đồng rêu hàn đới, rừng Taiga, thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới
- Câu 26 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai ?
A Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
B Enzim ligaza (enzim nổi) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ →5’
D Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chữ Y
- Câu 27 : Trình tự sắp xếp đúng các đại sau là
A Đại Thái cổ, đại nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh
B Đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh ,đại nguyên sinh, đại Tân sinh
C Đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại nguyên sinh ,đại Trung sinh, đại Tân sinh
D Đại Cổ sinh, Đại Thái cổ, đại nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh
- Câu 28 : Phân tử mARN trưởng thành dài 0,3162 µm có tỉ lệ các loại nucleotit A:U:G:X = 4:2:3:1 và mã kết thúc là UGA. Số nucleotit A,U,G,X mỗi loại môi trường cần cung cấp cho các đối mã của tARN kkhi tổng hợp một chuỗi polipeptit lần lượt là
A 371, 185, 278 , 93
B 371, 185, 278 , 92
C 92, 185 , 278 , 371
D 185 , 371 , 93 , 278
- Câu 29 : Xét một số các ví dụ sau:(1) Trong tự nhiên loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thì người ta thấy hai loại này giao phối với nhau nhưng không sinh con(2)Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi(3)Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản(4)Các cây khác loài có cấu tạo khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khácNhững ví dụ biểu hiện của cách li trước hợp tử là
A 2 và 3
B 1 và 4
C 2 và 4
D 3 và 4
- Câu 30 : Ở một loài thực vật, cho cây thân cao hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây thân thấp hoa đỏ thuần chủng (P) , thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gốm 40,5% thân cao, hoa đỏ: 34,5% thân thấp hoa đỏ, 15,75% thân cao hoa vàng và 9,25% thân thấp, hoa vàng. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau, theo lý thuyết ở F2 số cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ
A 20%
B 50%
C 5,5%
D 11%
- Câu 31 : Tính trạng nhóm máu của người do ba alen quy định. ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền , trong đó IA 0,5 ; IB = 0,2 ; iO = 0,3. Có mấy kết luận chính xác ?(1)Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 10%(2)Người có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%(3)Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu(4)Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 35%(5)Trong số những người có nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 32 : Về mặt sinh thái, sự phân bố của các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:
A Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa loài.
B Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
C Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi từ môi trường.
D Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- Câu 33 : Tính trạng chiều cao của một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST khác nhau tác động theo kiểu cộng gộp quy định, trong đó cứ có 1 alen trội thì cây cao thêm 5 cm. Cho cây dị hợp về 4 cặp gen tự thụ phấn, theo lí thuyết thì đời con sẽ có bao nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình?
A 16 kiểu gen, 8 kiểu hình.
B 81 kiểu gen, 8 kiểu hình.
C 81 kiểu gen, 9 kiểu hình.
D 16 kiểu gen, 4 kiểu hình.
- Câu 34 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?(1)Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.(2)Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.(3)Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.(4)Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 35 : Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’ : 5’XXA3’ : 5’XXX3’ : 5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy viêc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit?
A Thay đổi nucleotit thứ nhất trong mỗi bộ ba.
B Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba.
C Thay đổi nucleotit thứ hai trong mỗi bộ ba.
D Thay đổi nucleotit thứ ba trong mỗi bộ ba.
- Câu 36 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm?
A Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
B Phân hóa thành dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.
D Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
- Câu 37 : Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so vớ alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,8AA : 0,2Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là
A
B
C
D
- Câu 38 : Cho các kiểu tương tác gen sau đây:1: Alen trội át hoàn toàn alen lặn 2: Tương tác bổ sung 3: Tương tác cộng gộp 4: Alen trội át không hoàn toàn alen lặn 5: Tương tác át chếCác kiểu tương tác giữa các gen không alen là:
A 2, 3, 5
B 1, 2, 3
C 2, 3, 4
D 1, 2, 3, 4, 5
- Câu 39 : Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:
A 10%
B 25%
C 20%
D 40%
- Câu 40 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới là như nhau. Cho phép lai P: x tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng lặn chiếm 4%. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?(1)Ở đời F1 có tối đa 40 loại kiểu gen.(2)Số cá thể mang cả 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 16,5 %(3)Có tối đa 5 loại kiểu gen đồng hợp về cả 4 cặp gen trên.(4)Số cá thể có kiểu hình trội về 1 trong 4 tính trạng trên chiếm 24,55%
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 41 : Xét 1 kiểu gen Aa ở một quần thể tự thụ, ở thể tự thụ thứ 5 tần số của các kiểu gen dị hợp và đồng hợp sẽ là:
A Aa = aa = 0,5
B Aa= 0,03125; AA= aa = 0,484375
C Aa= 0,5; AA = aa = 0,25
D Aa = 0,32 ; AA = aa = 0,34
- Câu 42 : Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai: ♂AaBb x ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào,cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác đều diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu hợp tử thừa NST ?
A 24
B 12
C 16
D 60
- Câu 43 : Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n =16. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 50 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân đều diễn ra bình thường. Các tế bào còn lại đều giảm phân bình thường. Theo lý thuyết trong tổng số giao tử tạo ra, giao tử có 9 NST chiếm tỉ lệ
A 5%
B 2,5%
C 0,5%
D 2%
- Câu 44 : Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) = 0,2; p(A)= 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,72 AA : 0,16Aa : 0,12 aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba sẽ như thế nào ? Biết rằng cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ hai
A 0,78AA + 0,04Aa + 0,18aa
B 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa
C 0,76AA + 0,08Aa + 0,16aa
D 0,72AA + 0,16Aa + 0,12aa
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen