Các vùng kinh tế - đề số 1 (Vùng kinh tế TDMNBB và...
- Câu 1 : Đất hiếm phân bố chủ yếu ở
A Lào Cai.
B Lai Châu.
C Cao Bằng
D Yên Bái
- Câu 2 : Với diện tích feralit lớn, nên Trung du và miền núi Bắc Bộ thích hợp để:
A phát triển công nghiệp khai khoáng
B phát triển rừng và các hoạt động du lịch
C trồng các cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu
D Trồng cây lương thực, cây rau màu, cây dược liệu
- Câu 3 : Ý nghĩa của việc khai thác thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng
B di dời các hộ dân cư đến địa bàn sinh sống mới
C cải tạo thiên nhiên, phân bố lại diện tích rừng
D phát triển thăm quan du lịch sinh thái
- Câu 4 : Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước nguyên nhân chính là do
A khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, diện tích đất feralit rộng
B đất feralit chiếm diện tích lớn
C nguồn nước tưới dồi dào quanh năm
D địa hình núi cao, khí hậu cận nhiệt và ôn đới
- Câu 5 : Ở trung du của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, mật độ dân số là (người/km²)
A 50-100.
B 100-150.
C 150-200
D 100-300
- Câu 6 : Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A A Vương
B Thác Bà
C Hòa Bình
D Tuyên Quang
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên, Hạ Long.
B Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh, Cẩm Phả.
C Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.
D Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Bắc Ninh.
- Câu 8 : Đàn trâu ở nước ta được nuôi nhiều nhất ở vùng:
A Đồng bằng sông Hồng
B Trung du và miền núi phía Bắc
C Đồng bằng sông Cửu Long
D Bắc Trung Bộ
- Câu 9 : Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Bắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
A Hà Giang
B Lào Cai
C Yên Bái
D Lai Châu
- Câu 10 : Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm khí hậu Trung du miền núi Bắc Bộ
A khí hậu phân hoá mùa rõ rệt
B khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa và tín phong
C khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi
D khí hậu phân hoá theo độ cao rõ rệt, khác nhau giữa các khu vực
- Câu 11 : Nhận định nào sau đây chưa chính xác về vùng trung du miền núi Bắc Bộ
A Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta
B Vùng trồng nhiều chè nhất nước ta
C Vùng có diện tích lãnh thổ lớn nhất nước ta
D Vùng có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước ta
- Câu 12 : Loại đất có nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A Đất phù sa cổ
B Đất badan
C Đất feralit trên đá vôi.
D Đất mùn pha cát
- Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Sắt tập trung chủ yếu ở
A Sơn La.
B Quảng Ninh
C Hà Giang
D Cao Bằng
- Câu 14 : Sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu ở Quảng Ninh là
A Thủy điện.
B Khai thác than, cơ khí
C Chế biến gỗ, phân bón.
D Cây công nghiệp lâu năm, khai thác than
- Câu 15 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La.
B Hòa Bình, Thác Bà, Trị An
C Hòa Bình, Trị An, Sơn La.
D Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La
- Câu 16 : Ý nghĩa về mặt xã hội của việc phát triển kinh tế của Trung du miền núi Bắc bộ là
A Góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế
B Tạo thêm nguồn lực phát triển cho vùng và cho cả nước
C Xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa trung du, miền núi với đồng bằng
D Phát huy thế mạnh về mặt tự nhiên
- Câu 17 : Lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng gồm:
A Đồng bằng châu thổ và phần rìa vùng núi trung du
B Nằm hoàn toàn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng và toàn bộ vùng trung du Bắc Bộ
C Châu thổ sông Hồng và sông Mã
D Các đồng bằng và đồi núi xen kẽ
- Câu 18 : Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng?
A Đẩy mạnh thâm canh.
B Quy hoạch thuỷ lợi
C Khai hoang và cải tạo đất.
D Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi
- Câu 19 : Thế mạnh cơ bản về dân cư và nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác là:
A Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ
B Chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước
C Nguồn lao động đông đảo với kinh nghiệm sản xuất phong phú
D Dân cư đông, năng động với cơ chế thị trường
- Câu 20 : Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là
A Đồng bằng Bình – Trị - Thiên.
B Đồng bằng sông Hồng.
C Đồng bằng Thanh Hóa.
D Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 21 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Cơ cấu GDP khu vực III của đồng bằng sông Hồng chiếm (%) năm 2007?
A 25,1.
B 29,9.
C 43,8.
D 26,9
- Câu 22 : Chuyên môn hóa sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hưng Yên là
A Cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may
B Cơ khí, chế biến nông sản
C Cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng
D Cơ khí, sản xuất ô tô
- Câu 23 : Trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của vùng đồng bằng sông Hồng là
A Hà Nội.
B Nam Định.
C Hưng Yên.
D Hải Phòng
- Câu 24 : Đồng bằng sông Hồng không có điều kiện sinh thái nông nghiệp nào sau đây?
A Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.
B Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ.
C Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
D Mùa đông lạnh.
- Câu 25 : Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng Bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là do
A lịch sử định cư sớm hơn
B đất đai màu mỡ phì nhiêu hơn
C khí hậu thuận lợi hơn
D giao thông thuận tiện hơn
- Câu 26 : Phần lớn nguyên liệu phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đều phải đưa từ các vùng khác đến là do nguyên nhân nào sau đây?
A là vùng phát triển công nghiệp nhất cả nước nên nhu cầu nguyên liệu lớn
B chủ trương tiết kiệm nguyên liệu trong vùng, phục vụ cho chiến lược lâu dài
C thiếu nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp
D trong vùng có nhiều ngành công nghệ cao sử dụng nhiều nguyên liệu
- Câu 27 : Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng được thực hiện theo hướng
A phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
B phát triển cây công nghiệp lâu năm
C đẩy mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản
D nâng cao tay nghề cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp
- Câu 28 : Đây không phải là khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng là
A nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng
B đất chật người đông
C có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt
D cơ cấu kinh tế còn chậm chuyển dịch
- Câu 29 : Nguyên nhân chính dẫn đến cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là
A do đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.
B do vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C vùng có nhiều trung tâm công nghiệp và các đô thị lớn.
D do thực trạng cơ cấu kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế.
- Câu 30 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A Vĩnh Phúc.
B Bắc Ninh
C Ninh Bình.
D Bắc Giang.
- Câu 31 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng ĐBSH?
A Hà Nam.
B Hải Dương.
C Vĩnh Phúc.
D
Bắc Ninh.
- Câu 32 : Hướng sử dụng hiệu quả, bền vững đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng cần phải
A khai hoang, mở rộng diện tích
B thỉnh thoảng mở cống để cho nước lũ cùng phù sa tràn vào
C thâm canh, cải tạo đất, quản lí chặt chẽ vốn đất nông nghiệp hiện có
D tích cực xem canh, tăng vụ và coi vụ đông là vụ sản xuất chính
- Câu 33 : Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi
A có các khu ruộng cao bạc màu.
B không được bồi đắp phù sa hàng năm.
C thường xuyên được bồi đắp phù sa.
D có nhiều ô trũng ngập nước.
- Câu 34 : Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng bị bạc màu do
A chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn vào đồng bằng.
B vào mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng.
C nước mặn xâm nhập sâu vào trong đồng bằng.
D khai thác lâu đời và không được bồi đắp phù sa hàng năm.
- Câu 35 : Đồng bằng sông Hồng không tổ chức lễ hội truyền thống nào
A Lễ hội chọi trâu.
B Lễ hội Cổ Loa.
C Lễ hội Đền Hùng
D Lễ hội Chùa Hương.
- Câu 36 : Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực nông – lâm – thủy sản ở đồng bằng sông Hồng là
A tăng tỉ trọng ngành trồng trọt.
B giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
C tăng tỉ trọng cây lương thực.
D tăng tỉ trọng của ngành thủy sản.
- Câu 37 : Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất?
A Đất ở.
B Đất chuyên dùng.
C Đất nông nghiệp.
D Đất chưa sử dụng, sông suối.
- Câu 38 : Tỉnh có sản lượng thịt hơi xuất chồng theo đầu người ở mức từ 40-50kg/ người ở Đồng bằng sông Hồng là
A Nam Định
B Hải Dương
C Hưng Yên
D Vĩnh Phúc
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)