Vị trí Địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Câu 1 : Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là
A nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, an ninh, quốc phòng các nước khác không được tư do đi lại, tàu thuyền, máy bay đi lại phải xin phép
B nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh quốc phòng , kiểm soát thuế quan...
C nước ta có chủ quyền hoàn thoàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu
D là chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển
- Câu 2 : Phần đất liền của nước ta nằm trong khung của hệ toạ độ địa lí
A Từ 8o34‘B đến 23o23’B, 102o09’Đ đến 109o24’Đ
B Từ 8o33‘B đến 23o22’B, 102o09’Đ đến 109o24’Đ
C Từ 8o34‘B đến 23o23’B, 102o08’Đ đến 109o24’Đ
D Từ 8o34‘B đến 23o23’B, 102o08’Đ đến 109o42’Đ
- Câu 3 : Toạ độ trên biển của nước ta
A Kéo dài đến vĩ độ 6o50’B, từ kinh độ 101o – 117o20’Đ
B Kéo dài đến vĩ độ 6o50’B, từ kinh độ 101o – 117o50’Đ
C Kéo dài đến vĩ độ 6o30’B, từ kinh độ 101o – 117o50‘Đ
D Kéo dài đến vĩ độ 6o30’B, từ kinh độ 111o – 117o20’Đ
- Câu 4 : Nhận định nào không đúng về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta
A nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Nam
B vị trí rìa đông lục địa Á – Âu qui định tính chất gió mùa của khí hậu
C vị trí địa lí qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
D tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
- Câu 5 : Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng:
A Trao đổi, hợp tác, giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
B Phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
C Hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
D Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Câu 6 : Trên đất liền, lãnh thổ nước ta tiếp giáp với quốc gia nào dưới đây
A Thái Lan, Lào, Mianma
B Trung Quốc, Thái Lan, Mianma
C Lào, Campuchia, Thái Lan
D Trung Quốc, Lào, Campuchia
- Câu 7 : Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh
A Lào Cai.
B Lạng Sơn.
C Cao Bằng.
D Hà Giang.
- Câu 8 : Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là
A vùng tiếp giáp lãnh hải.
B vùng đặc quyền kinh tế.
C lãnh hải.
D thềm lục địa.
- Câu 9 : Nhận định nào sau đây chưa chính xác về vị trí địa lí nước ta
A Nước ta nằm trong vành đai ôn đới
B Nằm trong khu vực múi giờ số 7
C Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mạng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
D Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới
- Câu 10 : Tỉnh nào sau đây của nước ta có biên giới giáp cả Lào và Trung Quốc?
A Điện Biên.
B Hà Giang.
C Lai Châu.
D Lào Cai.
- Câu 11 : Điểm đầu tiên của đường bờ biển nước ta thuộc huyện/thị/thành phố nào?
A Đồng Văn, Hà Giang
B Móng Cái, Quảng Ninh
C Trùng Khánh, Cao Bằng
D Chi Lăng, Lạng Sơn
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới giáp với Trung Quốc:
A Hà Giang
B Lai Châu.
C Sơn La.
D Quảng Ninh
- Câu 13 : Nhìn vào Atlat trang 4, 5. Cho biết Việt Nam có đường biên giới cả trên đât liền và trên biển với quốc gia nào?
A Trung Quốc, Lào, Campuchia
B Trung Quốc, Campuchia
C Lào, Campuchia, Mianma
D Lào, Campuchia
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ba cửa khẩu quan trọng nằm trên biên giới Việt - Trung là
A Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.
B Hữu Nghị, Móng Cái, Tây Trang.
C Hữu Nghị, Lào Cai, Mộc Bài.
D Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.
- Câu 15 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?
A Bắc Ninh.
B Hà Nam.
C Hưng Yên.
D Đà Nẵng.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào của nước ta vừa giáp biển vừa giáp đất nước Campuchia:
A An Giang
B Hà Tiên
C Kiên Giang
D Cà Mau
- Câu 17 : Trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào không giáp biển:
A Bến Tre.
B Đồng Tháp.
C Khánh Hòa.
D Bình Định
- Câu 18 : Trên biển, nước ta không tiếp giáp với
A Philippin, Campuchia
B Malaysia, Brunay
C Trung Quốc, Thái Lan
D Lào, Đôngtimo
- Câu 19 : Điểm cực Đông của nước ta nằm ở:
A Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
B Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
C Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
D Xã Vạn Phúc, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Câu 20 : Điểm cực Nam của nước ta nằm tại xã Đất Mũi thuộc tỉnh
A Bạc Liêu
B Cà Mau
C Sóc Trăng
D Kiên Giang
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế giữa nước ta với Campuchia
A Bờ Y, Mộc Bài, Vĩnh Xương
B Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo
C Lào Cai, Tây Trang, Hữu Nghị
D Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai
- Câu 22 : Vùng biển của nước ta tính từ đất liền ra bao gồm các vùng:
A Nội thủy- đặc quyền kinh tế- thềm lục địa- Lãnh hải- tiếp giáp lãnh hải
B Nội thủy- tiếp giáp lãnh hải- đặc quyền kinh tế- thềm lục địa- lãnh hải
C Tiếp giáp lãnh hải- đặc quyền kinh tế- thềm lục địa- nội thủy- lãnh hải
D Nội thủy- lãnh hải- tiếp giáp lãnh hải- đặc quyền kinh tế- thềm lục địa
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)