Đề thi HK1 môn Địa lí lớp 12 THPT Yên Hòa - Hà Nội...
- Câu 1 : Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò to lớn của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
A Cung cấp các nguồn lợi tự nhiên khác như khoáng sản, thủy sản...
B Thường xuyên có bão, lụt, hạn hán.
C Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới đa dạng sản phẩm.
D Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
- Câu 2 : Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?
A Khoáng sản phong phú đa dạng.
B Rừng giàu có về thành phần loài.
C Tiềm năng thủy điện, du lịch lớn.
D Bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực
- Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy xác định tài nguyên dầu khí của nước ta hiện đang được khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa thuộc khu vực nào?
A Bắc Bộ.
B Duyên hải miền Trung.
C Đông Nam Bộ.
D Nam Bộ.
- Câu 4 : Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động trong khoảng:
A 1000 – 1500 mm.
B 1200 – 1600 mm.
C 1500 – 2000 mm.
D Trên 2000 mm.
- Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (tr.26), hãy xác định các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc, xếp thứ tự từ Bắc xuống Nam.
A Sín Chài, Tả Phình, Mộc Châu, Sơn La
B Tả Phình, Sín Chài, Sơn La, Mộc Châu
C Sơn La, Mộc Châu, Tả Phình, Sín Chài
D Mộc Châu, Sơn La, Sín Chài, Tả Phình
- Câu 6 : Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là:
A Vùng Tây Bắc
B Vùng đồng bằng sông Hồng
C Vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng
D Vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng
- Câu 7 : Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trung nhất vào mùa hạ của khu vực
A Đông Bắc
B Tây Bắc
C Bắc Trung Bộ
D Nam Trung Bộ.
- Câu 8 : Nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên là
A Sự khai thác quá mức của con người
B Sự phân hóa phức tạp của địa hình
C Tính thất thường của khi hậu
D Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn
- Câu 9 : Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN vào
A Tháng 11 năm 1997
B Tháng 7 năm 1999
C Tháng 1 năm 1993
D Tháng 7 năm 1995
- Câu 10 : Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A Đồng bằng sông Cả
B Đồng bằng sông Cứu Long.
C Đồng bằng sông Hồng
D Đồng bằng sông Mã
- Câu 11 : Đặc điểm khí hậu vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là:
A Kiểu khí hậu cận xích đạo
B Mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Mậu Dịch
C Khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô
D Mưa nhiều vào thu - đông
- Câu 12 : Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp với
A Trồng lúa
B Trồng cây công nghiệp
C Phát triển đồng cỏ
D Nuôi trồng thủy sản
- Câu 13 : Lượng mưa giữa các vùng của nước ta khác nhau là do
A Hướng núi
B Độ cao địa hình
C Hoàn lưu gió mùa
D Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa
- Câu 14 : Cơ hội quan trọng nhất khi nước ta tham gia vào khu vực Mâu dịch tự do Đông Nam Á là
A Nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
B Nâng cao mức sống của nhân dân
C Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
D Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và lao động
- Câu 15 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quyết định bởi
A Hoạt động của hoàn lưu gió mùa
B Ảnh hưởng của biển Đông
C Vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến
D Sự phân hóa địa hình
- Câu 16 : Dựu vào Atlat địa li VN(tr.12), xác định vườn quốc gia Cát Bà nằm ở tỉnh nào?
A Quảng Ninh
B Hải Phòng
C Thái Bình
D Nam Định
- Câu 17 : Từ hữu ngạn sông Hồng với dãy Bạch Mã là giới hạn của miền địa lí tự nhiên của miền địa lí
A Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
B Miền Bắc và Đông Bắc Bộ
C Nam Trung Bộ
D Nam Bộ
- Câu 18 : Dựa vào Atlat Địa lí VN (tr.6+7), xác định dãy núi nào là bức chắn ngăn cản khối khí lạnh tràn xuống phương Nam?
A Hoàng Liên Sơn
B Hoành Sơn
C Bạch Mã
D Kẻ Bàng
- Câu 19 : Đường bờ biển nước ta có chiều dài
A 3206 km
B 2036 km
C 2360 km
D 3260 km
- Câu 20 : Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng bồi tụ phù sa của hai hệ thống sông
A Sông Hồng và sông Chảy
B Sông Hồng và Thái Bình
C Sông Hồng và sông Cầu
D Sông Hồng và sông Lô
- Câu 21 : Cho bảng số liệu:Dựa vào bảng số liệu, ta thấy
A Diện tích rừng tự nhiên đã được phục hồi nguyên trạng
B Diện tích rừng của nước ta đang không ngừng tăng lên
C Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng chất lượng rừng chưa được phục hồi
D Diện tích rừng trồng tăng giảm không ổn định
- Câu 22 : Tính chất thời vụ của ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là do ảnh hưởng của
A Nguồn lao động dư thừa ở nông thôn
B Sự phân hóa khí hậu theo mùa
C Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế
D Chế độ nhiệt ẩm dồi dào
- Câu 23 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (tr. 4+5) xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào?
A Khánh Hòa- Quảng Ngãi
B Đà Nẵng-Khánh Hòa
C Quảng Nam-Đà Nẵng
D Đà Nẵng-Quảng Ngãi
- Câu 24 : Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa, bởi vậy
A Gió mùa hoạt độnng quanh năm
B Các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng
C Gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm
D Là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa
- Câu 25 : Vùng đất của nước ta được hiểu là
A Toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo của nước ta với tổng diện tích là 330.99km2
B Toàn bộ phần đất liền với tổng diện tích là 330.991 km2
C Toàn bộ phần đất liền với tổng diện tích là 329.34 km2
D Toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 km2
- Câu 26 : Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của Biển Đông?
A Trải dài từ chí tuyến Bắc xuống chí tuyến Nam
B Biển lớn, tương đối kín, có diện tích rộng khoảng 3,447 triệu km2
C Nguồn dự trữ ẩm lớn, làm cho độ ẩm không khí thường đạt trên 80%
D Giàu tài nguyên sinh vật biển
- Câu 27 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (tr.9), xác định mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
A Từ tháng V đến Tháng X
B Từ tháng VI đến tháng XII
C Từ tháng VII đến Tháng XI
D Từ tháng VIII đến Tháng XII
- Câu 28 : Thực vật chiểm chủ yếu ở nước ta là
A Thực vật cận nhiệt đới
B Thực vật nhiệt đới
C Thực vật ôn đới
D Thực vật ngập mặn
- Câu 29 : Đặc điểm của khí hậu miền Nam có
A mùa nóng, mùa lạnh.
B Mùa lũ, mùa cạn.
C mùa mưa, mùa khô.
D hai mùa chuyển tiếp xuân, thu.
- Câu 30 : Nhận định đúng về đặc điểm địa hình nước ta là
A Tỉ lệ ba nhóm địa hình trên tương đương nhau.
B Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất.
C Địa hình cao nguyên chiếm diện tích lớn nhất.
D Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất
- Câu 31 : Dựa vào bảng số liệu (phu lục), dạng biểu đồ nào thích hợp để thể hiện các đối tượng trong bảng
A Đường
B Kết hợp (cột chồng và đường)
C Miền
D Cột ghép
- Câu 32 : Dựa vào Atlat Địa lí VN (tr.6+7), xác định lần lượt các cánh cung của miền Bắc nước ta, từ Tây sang Đông
A Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Bắc Sơn
B Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
C Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều
D Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)