Đề thi thử THPT QG môn Địa lí sở GD&ĐT Cà Mau - nă...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hành chính, hãy cho biết tỉnh/thành nào sau đây không giáp biển?
A Quảng Trị.
B Long An.
C Quảng Bình
D Phú Yên.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống Sông Hồng có tỉ lệ diện tích lưu vực là bao nhiêu?
A 19,50 %.
B 11,27 %.
C 21,40 %.
D 21,91 %.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A Nam Trung Bộ.
B Đông Bắc Bộ.
C Bắc Trung Bộ.
D Tây Bắc Bộ.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết cảng biển nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?
A Chân Mây.
B Kỳ Hà.
C Thuận An.
D Cái Lân.
- Câu 5 : Sự phân chia các nước trên thế giới theo trình độ phát triển chủ yếu dựa vào những tiêu chí nào?
A GDP, HDI, ODA.
B GDP/người, ODA, HDI.
C GDP, FDI, HDI.
D GDP/người, FDI, HDI.
- Câu 6 : Loại cảnh quan chiếm diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh là
A xa van và xa van rừng.
B rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
C hoang mạc và bán hoang mạc.
D thảo nguyên và thảo nguyên rừng.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết thành phố nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước trên 10% vào năm 2007?
A Hải Phòng.
B TP. Hồ Chí Minh.
C Hà Nội.
D Đà Nẵng
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Cà Mau có những ngành công nghiệp nào sau đây?
A Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, sản xuất ô tô.
B Cơ khí, hóa chất –phân bón, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
C Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, luyện kim màu.
D Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, đóng tàu.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mỏ khí Tiền Hải ở Đồng bằng sông Hồng thuộc tỉnh nào sau đây?
A Hải Dương.
B Nam Định
C Thái Bình.
D Ninh Bình
- Câu 10 : Ngành kinh tế truyền thống và đang được phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
A trồng lúa nước.
B khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
C chăn nuôi gia súc, gia cầm.
D trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
- Câu 11 : Đâu không phải là đặc điểm của dân số nước ta?
A Dân số tăng nhanh.
B Phân bố đều.
C Nhiều thành phần dân tộc.
D Dân số đông.
- Câu 12 : Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta?
A Có vốn đầu tư nước ngoài.
B Nhà nước.
C Ngoài Nhà nước.
D Tư nhân.
- Câu 13 : Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú là do
A nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
B nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.
C nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
D nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hình thể, hãy cho biết cao nguyên Di Linh thuộc vùng núi nào sau đây?
A Trường Sơn Nam
B Đông Bắc.
C Trường Sơn Bắc
D Tây Bắc.
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy sắp xếp các cảng biển sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A Hải Phòng, Đà Nẵng, Dung Quất, Sài Gòn.
B Sài Gòn, Đà Nẵng, Dung Quất ,Hải Phòng.
C Hải Phòng, Sài Gòn, Dung Quất, Đà Nẵng.
D Đà Nẵng, Hải Phòng, Sài Gòn, Dung Quất.
- Câu 16 : Vùng đất trong đê của Đồng bằng sông Hồng là nơi
A gồm các khu ruộng cao bạc màu.
B bề mặt bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C được bồi tụ phù sa hàng năm.
D có các vùng trũng rộng lớn.
- Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nhất?
A TP.Hồ Chí Minh.
B Hải Phòng.
C Đà Nẵng.
D Hà Nội.
- Câu 18 : Tại sao ở nước ta hiện nay tỉ lệ lao động khu vực thành thị còn thấp?
A Dân số nông thôn tăng nhanh hơn thành thị.
B Sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao.
C Cuộc sống ở thành thị khó khăn hơn.
D Nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp.
- Câu 19 : Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta được khai thác tốt hơn nhờ
A đẩy mạnh hoạt động vận tải và công nghiệp chế biến nông sản.
B công nghiệp chế biến sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
C đẩy mạnh hoạt động vận tải và mở rộng thị trường tiêu thụ.
D phát triển và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
- Câu 20 : Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
A Suy giảm thành phần loài.
B Suy giảm về nguồn gen quý hiếm.
C Suy giảm về số lượng loài
D Suy giảm về chất lượng rừng.
- Câu 21 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thủy điện lớn là do
A địa hình dốc, lắm thác ghềnh, nhiều phù sa.
B sông có lượng nước lớn chảy trên địa hình dốc.
C nhiều sông ngòi, mưa nhiều.
D đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
- Câu 22 : Cho bảng số liệu:Số dân và GDP của các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2016Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân, GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2004 là
A biểu đồ đường.
B biểu đồ miền.
C biểu đồ cột ghép.
D biểu đồ tròn.
- Câu 23 : Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta?
A Có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất.
B Có mật độ phân bố công nghiệp dày đặc nhất.
C Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP.
D Có trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất.
- Câu 24 : Hiện tượng phơn xảy ra ở ven biển miền Trung nước ta vào đầu mùa hạ là do
A gió tây khô nóng vượt qua dãy Trường Sơn
B ảnh hưởng của áp cao lục địa phía tây.
C gió tây nam vượt qua dãy Trường Sơn.
D hoạt động của gió mậu dịch có tính chất khô nóng
- Câu 25 : Việc khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề gì?
A Mở rộng thị trường xuất khẩu.
B Ô nhiễm môi trường biển.
C Phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu.
D Đẩy mạnh khai thác, tăng sản lượng.
- Câu 26 : Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có những thế mạnh tương đồng về
A khai thác tài nguyên khoáng sản.
B trồng cây công nghiệp lâu năm.
C phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
D khai thác và chế biến lâm sản.
- Câu 27 : Quốc lộ 1 là tuyến huyết mạch của hệ thống giao thông đường bộ nước ta vì
A nối các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
B liên kết các vùng nông nghiệp trù phú ở nước ta.
C nối các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế lớn.
D nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Câu 28 : Ở nước ta, bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra ở miền
A Tây Nguyên và Nam Bộ.
B Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
D Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Câu 29 : Cho biểu đồ:Nhận định nào không đúng với biểu đồ trên?
A Nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
B Tỉ trọng công nghiệp tăng liên tục.
C Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng liên tục.
D Tỉ trọng nông nghiệp giảm liên tục.
- Câu 30 : Cho bảng số liệu sau:Khối lượng hàng hóa luân chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải. (Đơn vị: triệu tấn.km)Từ bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2005 và 2014?
A Đường.
B Miền.
C Cột.
D Tròn
- Câu 31 : Cho bảng số liệu:GDP nước ta phân theo thành phần kinh tế. (Đơn vị: tỉ đồng)Dựa vào bảng số liệu trên hãy cho biết, phát biểu nào sau đây đúng nhất.
A Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm tỉ trọng.
B Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2013 tăng 3 lần.
C Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm tỉ trọng.
D Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp nhất và có xu hướng tăng tỉ trọng.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)