Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường T...
- Câu 1 : Cho các nhận định sau:(1).Cạnh tranh là động lực tiến hóa.(2).Cạnh tranh làm giảm đa dạng sinh học do làm chết nhiều loài.(3). Mối quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra đối với những loài khác nhau, không có sự cạnh tranh cùng loài.(4).Cạnh tranh là hiện tượng hiếm gặp do sinh vật luôn có tính quần tụ.Số nhận định không đúng là:
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 2 : Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:(1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.(2) Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của ngườiTrình tự đúng của các thao tác trên là:
A (2) (1) (3) (4)
B (1) (4) (3) (2)
C (2) (4) (3) (1)
D (1) (2) (3) (4)
- Câu 3 : Trên mạch mang mã gốc của gen xét một mã bộ ba 3'AGX5'. Côđon tương ứng trên phân tửmARN được phiên mã từ gen này là
A 5'GXU3'.
B 5'XGU3'.
C 5'UXG3'.
D 5'GXT3'
- Câu 4 : Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh hội chứng mù đột phát ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Một người chỉ bị bệnh khi mang cả ti thể đột biến từ cha và mẹ.
B Chỉ nữ giới (chứ không phải nam giới) mới có thể bị bệnh.
C Một người sẽ bị bệnh nếu cha mang ti thể đột biến nhưng mẹ khoẻ mạnh.
D Một người sẽ bị bệnh nếu mẹ mang ti thể đột biến nhưng cha khoẻ mạnh.
- Câu 5 : Trong quá trình phiên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào:
A Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc.
B Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
C Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc.
D Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
- Câu 6 : Cho một số khu sinh học: (1) Đồng rêu. (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.(3) Rừng lá kim phương bắc. (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
A (2) ® (3) ® (4) ® (1).
B (1) ® (2) ® (3) ® (4).
C (1) ® (3) ® (2) ® (4).
D (2) ® (3) ® (1) ® (4).
- Câu 7 : Giã sử năng lượng của một ha đồng cỏ trong một ngày: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất, của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 lần lượt:
A 0,92% ; 45,5%.
B 0,57% ; 0,92%.
C 0,0052% ; 45,5%.
D 0,92% ; 0,57%.
- Câu 8 : Ví dụ về cách li sinh sản sau hợp tử là
A gà và công có tập tính sinh dục khác nhau nên không giao phối với nhau.
B lai giữa ngựa và lừa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
C hai loài có sinh cảnh khác nhau nên không giao phối được với nhau.
D cấu tạo hoa ngô và hoa lúa khác nhau nên chúng không thụ phấn được cho nhau.
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
B Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
D Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
- Câu 10 : Chiều dài của NST ở sinh vật nhân thực tăng dần theo các trật tự cấu trúc
A phân tử ADN đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) sợi cơ bản sợi nhiễm sắc crômatic.
B Crômatitsợi nhiễm sắc sợi cơ bản đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) phân tử ADN.
C phân tử ADN sợi cơ bản đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) sợi nhiễm sắc crômatic
D phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc đơn vị cơ bản nuclêôxôm.
- Câu 11 : Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài:
A Sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp.
B Sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.
C Sử dụng thức ăn là thực vật.
D Sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.
- Câu 12 : Người ta tiến hành cấy truyền phôi bò có kiểu gen Aabb thành 8 phôi và 8 phôi cấy phát triển thành 8 cá thể. Cả 8 cá thể này:
A có mức phản ứng giống nhau.
B có khả năng giao phối với nhau để sinh con.
C có giới tính có thể giống hoặc khác nhau.
D có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
- Câu 13 : Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. 3) Bạch tạng. (4) Claiphentơ. (5) Dính ngón 2 và 3. (6) Máu khó đông. (7) Tơcnơ. (8) Đao. (9) Mù màu. Những thể đột biến lệch bội là
A (1), (4), (7), (8).
B (4), (7), (8).
C (1), (3), (7), (9).
D (4), (5), (6), (8).
- Câu 14 : Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng.Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% ruồi mắt đỏ :25% ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
A XBXB × XbY.
B XBXB × XBY.
C XBXb × XbY.
D XBXb × XBY.
- Câu 15 : Một học sinh đã đưa ra 5 nhận định về đặc điểm di truyền gen trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y như sau:1. Gen lặn di truyền theo quy luật di truyền chéo.2. Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.3. Tính trạng di truyền theo dòng mẹ.4. Ở giới XY chỉ cần 1 alen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình.5. Tính trạng lặn chỉ biểu hiện ở giới XY.Học sinh đó đã có những nhận định đúng là
A 1, 2, 5.
B 1, 2, 4.
C 1, 3, 5.
D 2, 4, 5.
- Câu 16 : Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới?
A Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B Góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen, thành phần kiểu gen giữa các quần thể đã biến đổi.
C Làm suy giảm tính đa dạng di truyền giữa các quần thể đã biến đổi .
D Làm phát sinh alen mới trong quần thể và biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Câu 17 : Cho hai phương pháp sau:- Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.- Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung củacác cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới.Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
B đều tạo ra các cá thể có kiểu gen trong nhân giống nhau.
C các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
- Câu 18 : Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho qrình tiến hóa.(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là :
A (1) và (4)
B (1) và (3)
C (3) và ( 4)
D (2) và (5)
- Câu 19 : Trường hợp nào sau đây có sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?
A Quần thể có kích thước tối thiểu.
B Quần thể có kích thước tối đa.
C Quần thể có kích thước bình thường.
D Quần thể phân bố theo nhóm.
- Câu 20 : Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
A Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
B Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắc xích khác nhau.
D Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
- Câu 21 : Giã sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và naiăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ănnày, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A cào cào, chim sâu, báo.
B chim sâu, thỏ, mèo rừng.
C cào cào, thỏ, nai.
D chim sâu, mèo rừng, báo.
- Câu 22 : Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
B Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị tiêu diệt..
C Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị quy thoái.
D Trong điều kiện thuận lợi,diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
- Câu 23 : Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A Bbb
B BBbb
C Bbbb
D BBb
- Câu 24 : Ở ruồi giấm, alen a quy định tính trạng mắt màu lựu, alen b quy định tính trạng cánh xẻ, các tính trạng trội tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Thực hiện một phép lai giữa hai cá thể ruồi giấm thu được kết quả như sau:Ruồi đực F1: 7,5% mắt đỏ, cánh bình thường: 7,5% mắt lựu, cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ, cánh xẻ : 42,5% mắt lựu, cánh bình thường.Ruồi cái F1: 50% mắt đỏ, cánh bình thường: 50% mắt đỏ, cánh xẻ.Kiểu gen của ruồi cái đem lai và tần số hoán vị gen là
A %
B %
C %
D %
- Câu 25 : Ở một loài thực vật, alen A (quả đỏ) trội hoàn toàn so với alen a (quả vàng).Xét phép lai giữa cây tứ bội có kiểu gen AAaa với cây tứ bội có kiểu gen aaaa được F1. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
B 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
D 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
- Câu 26 : Ở 1 quần thể ngẫu phối xét 4 gen: Gen A có 2 alen và gen B có 3 alen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường; Gen C có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y. Gen D có 2 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Quần thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về 4 gen trên?
A 1092
B 924
C 252
D 73
- Câu 27 : Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu (P): 0,2AABb : 0,4AaBb : 0,4aaBb. Nếu theo lí thuyết, quần thể trên giao phấn tự do thì tỉ lệ cá thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là
A 9%
B 3,24%.
C 0,2025%.
D 7,84%.
- Câu 28 : Ruồi giấm, bộ NST 2n = 8, con đực có bộ NST: AaBbDdXY. Khi theo dõi 4 tế bào sinh dục của 1 cá thể đực thực hiện giảm phân để hình thành giao tử, trong trường hợp không có trao đổi đoạn và đột biến, kết quả thu được số loại giao tử nhiều nhất và ít nhất có thể xuất hiện lần lượt là:
A 8 và 2.
B 24 và 2.
C 16 và 2.
D 24 và 16.
- Câu 29 : Phép lai nào dưới đây không cho tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 1: 2: 1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.
A P. hoán vị gen ở cả 2 giới với f = 20%.
B P. hoán vị gen ở một giới với f bất kỳ nhỏ hơn 50%.
C P. hoán vị gen ở một giới với f = 20%.
D P. liên kết gen hoàn toàn ở cả 2 giới.
- Câu 30 : Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Có bốn quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình như sau:Quần thể nào đạt cân bằng di truyền về gen trên?
A Quần thể 3.
B Quần thể 2.
C Quần thể 4.
D Quần thể 1.
- Câu 31 : Ở cà chua, gen D (thân cao) trội hoàn toàn so với gen d (thân thấp). Cho các cây cà chua 4n giao phấn với nhau, biết chỉ có các giao tử 2n mới thụ tinh. Số phép lai để đời con thu được có cả thân cao lẫn thân thấp:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 32 : Ở một lòai thực vật, cho cây F1 hoa đỏ lai với cây hoa vàng được F2 phân li theo tỉ lệ: 3 cây hoa đỏ: 4 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Sơ đồ lai của F1 là:
A
AaBb x AaBB.
B AaBb x aabb.
C AaBb x aaBb.
D AaBb x AABb.
- Câu 33 : Cho biết khối lượng từng loại nu của 1 cặp NST (đvị tính: 108 đvc) ghi trong bảng 1. Các cặp NST (I, II, III, IV) trong bảng 2 là kết quả của đột biến từ NST đã cho.Hãy xác định tổ hợp các đột biến nào phù hợp với số liệu trong bảng 2 theo trình tự NST : I – II – III - IV.
A lặp đoạn – ba nhiễm – mất đoạn – đảo đoạn.
B B. lặp đoạn – mất đoạn – ba nhiễm–đảo đoạn.
C ba nhiễm– mất đoạn – lặp đoạn – đảo đoạn.
D mất đoạn – đảo đoạn– ba nhiễm– lặp đoạn.
- Câu 34 : Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb giảm phân. Nếu trong lần phân bào I cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly, lần phân bào II diễn ra bình thường, cặp Aa phân li bình thường thì có thể tạo ra giao tử có kiểu gen như thế nào?
A ABb hoặc aBb hoặc A hoặc a .
B ABb, aBb, A, a
C ABb và aBb.
D Abb hoặc aBB hoặc A hoặc a .
- Câu 35 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ
A 44,25%.
B 8,0%.
C 12,0%.
D 6,75%.
- Câu 36 : Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D nằm trên NST X quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với gen d quy định mắt trắng. Phép lai: XX x XY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 12%. Tần số hoán vị gen là
A 10%
B 36 %
C 24 %
D 20 %
- Câu 37 : Ở một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Gen trội A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế. Gen D quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với d quy định hạt xanh. Gen A nằm trên NST số 2, gen B và D cùng nằm trên NST số 4. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn, đời con F1 thu được 2000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh có số lượng 120 cây. Hãy xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen? (Biết rằng tần số hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau và không có đột biến xảy ra)
A P: Aa × Aa, f= 10%.
B P: Aa × Aa, f= 20%.
C P: Aa × Aa, f= 20%.
D P: Aa × Aa, f= 40%.
- Câu 38 : Trong một tế bào (2n), xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp và 1 cặp gen đồng hợp, còn mẹ thì có 2 cặp gen đồng hợp và 2 cặp gen dị hợp. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xáy ra khi xét các cặp gen trên?
A 64
B 192
C 96
D 48
- Câu 39 : Cho biết màu sắc quả di truyền tương tác kiểu: A-bb, aaB-, aabb: màu trắng; A-B-: màu đỏ. Chiều cao cây di truyền tương tác kiểu: D-ee, ddE-, ddee: cây thấp; D-E-: cây cao.P: và tần số hoán vị gen 2 giới là như nhau: f(A/d) = 0,2; f(B/E) = 0,3.Đời con F1 có kiểu hình quả đỏ, cây cao (A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ:
A 33,61%
B 28,91%
C 31,75%
D 20,91%
- Câu 40 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen ở đời con là 1 : 2 : 1 : 1 : 2 :1 ?
A AaDb x AaDd.
B AaDd x aaDD
C Aadd x AADd.
D aaDd x AaDd.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen