Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - I...
- Câu 1 : Dưới chính sách cai trị của nhà Đường, các hương và xã vẫn do
A người Trung quốc cai quản.
B các Thái thú người Việt cai quản.
C người Trung Quốc và người Việt cai quản.
D người Việt tự cai quản.
- Câu 2 : Mai Hắc Đế là tên gọi khác của
A Mai Thúc Loan
B Phùng Hưng
C Mai Văn Kháng
D Lý Bí.
- Câu 3 : Nền độc lập tự chủ của dân tộc ta được duy trì trong gần một thập kỉ (713 – 722) là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?
A Khởi nghĩa Lý Bí.
B Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C Khởi nghĩa Bà Triệu.
D Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- Câu 4 : Ai là người nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm vào năm ông 18 tuổi?
A Mai Thúc Loan.
B Phùng Hưng.
C Ngô Quyền.
D Khúc Thừa Mĩ.
- Câu 5 : Sự kiện nào đánh dấu cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791) kết thúc?
A Phùng Hưng họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
B Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ Tống Bình.
C Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình.
D Nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
- Câu 6 : Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791) được đông đảo người dân ủng hộ?
A Phùng Hưng giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo.
B Đường Lâm là mảnh đất có truyền thống yêu nước lâu đời.
C Phùng Hưng được em trai là Phùng An giúp đỡ.
D Phùng Hưng có người cò tài chiêu mô nhân tâm.
- Câu 7 : Nhà Đường đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong quá trình cai trị nước ta?
A Cho người Trung Quốc cai quản các châu, huyện.
B Tăng thêm đồn trú, xây thành lũy.
C Loại bỏ chính sách đồng hóa.
D Đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí.
- Câu 8 : Từ “đô hộ” trong “An Nam đô hộ phủ” khẳng định điều gì?
A Tính chất đô hộ của nhà Đường đối với nước ta.
B Có ý nghĩa giống với các tên gọi trước đó.
C Chỉ vùng đất đô hộ ở phía Nam Trung Hoa.
D Âm mưu mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.
- Câu 9 : Tại sao nhà Đường lại cho sửa sang lại các đường giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện?
A Phát triển kinh tế nông nghiệp.
B Phục vụ cho quan lại Trung Hoa.
C Dễ dàng khai thác của cải và đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
D Mở rộng giao thương và buôn bán giữa các vùng.
- Câu 10 : Chính sách thống trị của nhà Đường đối với nước ta có gì khác so với các thời kì trước?
A Nới lỏng hơn nhiều.
B Gay gắt và tàn bạo hơn.
C Tiến bộ và tích cực hơn.
D Mang lại một số quyền lợi cho dân.
- Câu 11 : Tại sao nhà Đường lại đánh thuế nặng vào muối và sắt?
A Đây là hai mặt hàng đang thiếu trầm trọng ở Trung Quốc.
B Thực hiện chính sách ngu dân, hạn chế các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
C Tăng thêm thu nhập của chính quyền đô hộ.
D Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
- Câu 12 : Điểm chung của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII) và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791) là
A Địa bàn.
B Diễn biến.
C Kết quả.
D Lãnh đạo.
- Câu 13 : Hiện nay, còn vấn đề nào gây tranh cãi xung quanh cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII)?
A Có hay không nạn cống vải trong những năm đầu của thế kỉ VIII.
B Người lãnh đạo có thực sự là Mai Hắc Đế hay không.
C Cuộc khởi nghĩa có thực sự tồn tại hay không.
D Những thiệt hại cuộc khởi nghĩa mang lại cho nhà Đường là gì.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta