Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 12 trường THPT Tiến Thịnh...
- Câu 1 : Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
B Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
C Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
D Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
- Câu 2 : Cho các đặc điểm sau:(1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống đồng đều.(2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.(3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.(4) Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là:
A (1) , (2) và (3).
B (2) và (1).
C (1) và (3).
D (2) và (3) và (4).
- Câu 3 : Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2oC đến 44oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6oC đến +42oC Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
B Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
D Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
- Câu 4 : Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
C Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
D Hình thành quần xã tương đối ổn định.
- Câu 5 : Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:
A kí sinh
B cộng sinh
C hội sinh
D úc chế cảm nhiễm
- Câu 6 : cho chuỗi thức ăn: Ngô → sâu → ếch → rắn → đại bàng. Loài Ếch thuộc bậc dinh dưỡng nào?
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 7 : Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó:
A bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái
B bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
C không được tác động vào các hệ sinh thái
D bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái
- Câu 8 : Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A hệ sinh thái nước đứng
B hệ sinh thái nước chảy
C hệ sinh thái nước ngọt
D hệ sinh thái tự nhiên
- Câu 9 : Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
A cây sim
B cây cọ
C bọ que
D cá cóc
- Câu 10 : Xét mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá, tôm.(2) Cây Tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.(5) Trùng roi sống trong ruột mối.Trong các ví dụ mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ KHÔNG gây hại cho các loài tham gia?
A 3
B 1
C 4
D 2
- Câu 11 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?
A Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
B Lá xếp nghiêng.
C Chịu được ánh sáng mạnh.
D Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
- Câu 12 : Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh
B cộng sinh, hội sinh, hợp tác
C quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
D cộng sinh, hội sinh, kí sinh
- Câu 13 : Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:Hãy chọn kết luận đứng:
A Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể.
B Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
C Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp
D Quần thể số 1 có kích thước bé nhất
- Câu 14 : Xét các khu hệ sinh học sau:(1) Hoang mạc và sa mạc.(2) Đồng Rêu.(3) Thảo nguyên.(4) Rừng địa trung hải.(5) Sa van.(6) Rừng mưa nhiệt đới.Trong các khu hệ sinh học nói trên, vùng khí hậu nhiệt đới có bao nhiêu khu hệ sinh học?
A 4
B 1
C 3
D 2
- Câu 15 : vật chất được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A động vật ăn thực vật
B sinh vật sản xuất
C động vật ăn động vật
D sinh vật phân giải
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen