- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- Câu 1 : Trao đổi chất trong quần xã được biểu hiện qua
A trao đổi vật chất giữa các sinh vật và giữa quần xã với sinh cảnh.
B trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.
C trao đổi vật chất giữa quần xã với môi trường vô sinh.
D chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
- Câu 2 : Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về
A nguồn gố
B nơi chốn.
C dinh dưỡng.
D sinh sản.
- Câu 3 : Một chuỗi thức ăn gồm
A nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
B nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
C nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
D nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Câu 4 : Những sinh vật nào sau đây không thuộc sinh vật tiêu thụ?
A Động vật ăn côn trùng.
B Động vật ăn thực vật.
C Loài người.
D Nấm, vi khuẩn.
- Câu 5 : Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn?
A Cây xanh → Chuột →Mèo →Diều hâu.
B Cây xanh → Chuột → Cú → Diều hâu.
C Cây xanh → Rắn →Chim → Diều hâu.
D Cây xanh → Chuột →Rắn → Diều hâu.
- Câu 6 : Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?
A Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
C Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
D Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
- Câu 7 : Lưới thức ăn là:
A Trường hợp quần xã có nhiều chuỗi thức ăn.
B Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
C Là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
D Độ đa dạng về thành phần loài của quần xă.
- Câu 8 : Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên
A số năng lượng được tích luỹ chỉ trên một đơn vị diện tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D số năng lượng được tích luỹ chỉ trên một đơn vị thể tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Câu 9 : Tháp số lượng được xây dựng dựa trên
A số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thể tích.
C số lượng cá thể ở mỗi đơn vị diện tích.
D số lượng cá thể ở mỗi đơn vị thời gian.
- Câu 10 : Tháp hay các tháp hoàn thiện nhất là
A tháp năng lượng.
B tháp năng lượng và tháp số lượng.
C tháp năng lượng và sinh khối.
D tháp sinh khối và tháp số lượng.
- Câu 11 : Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
A Thực vật → cá →chim → trứng chim → người.
B Thực vật → dê → người.
C Thực vật → động vật phù du → cá →người.
D Thực vật → người.
- Câu 12 : Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sauCó bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.II. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.III. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.IV. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.
A 1
B 2
C 4
D 3
- Câu 13 : Cho chuỗi thức ăn sau: Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?(1) Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc có xu hướng tăng lên.(2) Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn.(3) Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến.(4) Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn.
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 14 : Ở dưới đáy biển sâu, hoàn toàn tối, có một hoạt động của núi lửa, nhờ đó một lượng lớn khí sunfua hidro (H2S) được sinh rMột loại vi khuẩn ôxi hóa khí này và tích lũy năng lượng thải ra dưới dạng hợp chất vô cơ (có chứa cacbon) trong cơ thể chúng. Tôm và giun tròn ăn những vi khuẩn này. Vi khuẩn, tôm, và giun tròn thuộc bậc dinh dưỡng nào trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái đó ?
A 2,3
B 3,1
C 1,2
D 2,1
- Câu 15 : Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:
A Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1
B Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.
C Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.
D Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3
- Câu 16 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ?(1)Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật(2)Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.(3)Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.(4)Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 17 : Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê →hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
A Bậc 1
B Bậc 3
C Bậc 2
D Bậc 4
- Câu 18 : Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa → châu chấu→ nhái → gà → cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A Châu chấu.
B Nhái.
C Gà.
D Cáo
- Câu 19 : Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này, kết luận nào đúng?
A Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
B Loài C tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
C Loài D tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.
D Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn (với mắc xích đầu tiên là A và mắc xích cuối cùng là H).
- Câu 20 : Hãy nghiên cứu sơ đồ dưới đây minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, D, E, F, HCho các kết luận sau đây về lưới thức ăn này(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn(2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau(3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi(5) Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5Các phương án trả lời đúng là
A (1), (4), (5)
B (1), (3), (5)
C (2), (5)
D (3), (4)
- Câu 21 : Lưới thức ăn trong một quần xã được miêu tả bằng sơ đồ sau:Lưới thức ăn này
A gồm tối đa 5 bậc dinh dưỡng.
B gồm 5 chuỗi thức ăn khác nhau.
C có 3 loài sinh vật tiêu thụ.
D có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
- Câu 22 : Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái(1) Thực vật nổi (2) Động vật nổi (3) Giun (4) Cỏ (5) Cá ăn thịtCác nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:
A (2) và (3)
B (1) và (4)
C (2) và (5)
D (3) và (4)
- Câu 23 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có các phát biểu sau đây:(1) Trong cùng 1 lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.(2) Trong cùng 1 hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.(3) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.(4) Lưới thức ăn là 1 cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.Có bao nhiêu kết luận đúng?
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 24 : Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?Lưới thức ăn:
A Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.
B Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
C Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.
D Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.
- Câu 25 : Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?(1) Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.(2) Quan hệ dinh, dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.(3) Tôm, cá rô và chim bói cá đều là sinh vật tiêu thụ bậc 2.(4) Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.(5) Nếu số lượng chim bói cá tăng có thể khiến cho sinh khối tảo lục đơn bào giảm.
A 3
B 4
C 1
D 2
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen