Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Trường THPT Ch...
- Câu 1 : Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm nào, và từ lĩnh vực nào ở nước ta:
A Cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX và đầu tiên từ lĩnh vực công nghiệp nặng.
B Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX và đầu tiên từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
C Từ năm 1979 và đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.
D Từ năm 1986 và đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.
- Câu 2 : Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
C Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
- Câu 3 : Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biên giới trên biển với:
A Trung Quốc, Lào, Camphuchia.
B Lào, Campuchia.
C Trung Quốc, Campuchia.
D Thái Lan, Campuchia
- Câu 4 : Địa hình thấp dưới 1000m chiếm
A 85% diện tích lãnh thổ
B 95% diện tích lãnh thổ
C 1/4 diện tích
D 2/4 diện tích.
- Câu 5 : Vùng núi Tây Bắc nằm giữa
A Sông Hồng và sông Cả
B Sông Hồng và sông Lô
C Sông Cầu và sông Cả
D Sông Cả và sông Lô.
- Câu 6 : Biển Đông có diện tích:
A 3, 447 triệu km2
B 3, 577 triệu km2
C 3, 677 triệu km2
D 3, 777 triệu km2
- Câu 7 : Biển Đông Việt Nam nằm trong vùng biển
A Ôn đới gió mùa
B Nhiệt đới ẩm gió mùa
C Ôn đới lục địa
D Nhiệt đới lục địa
- Câu 8 : Đặc trưng của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc:
A Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
B Cận xích đạo gió mùa
C Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
D Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Câu 9 : Thiên nhiên nước ta được phân chia thành miền địa lí tự nhiên:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 10 : Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp nước ta năm 2005 là:
A 9,4 triệu ha
B 12,7 triệu ha
C 5,35 triệu ha
D 9,8 triệu ha
- Câu 11 : Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninhquốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,...là vùng:
A Lãnh hải
B Tiếp giáp lãnh hải
C Vùng đặc quyền về kinh tế
D Thềm lục địa
- Câu 12 : Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nước ta lần lượt ở các tỉnh:
A Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa
B Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên
C Hà Giang, Khánh Hòa, Điện Biên, Cà Mau
D Cà Mau, Hà Giang, Khánh Hòa, Điện Biên
- Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi
A Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
- Câu 14 : Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở
A Bắc Trung Bộ
B Đông Bắc
C Đông Nam Bộ
D Tây Nguyên.
- Câu 15 : Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông:
A Sông Tiền, sông Hậu
B Sông Hậu và sông Thái Bình
C Sông Hồng và sông Thái Bình
D Sông Cả và sông Hồng.
- Câu 16 : Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho nghề:
A Khai thác thủy, hải sản
B Nuôi trồng thủy sản
C Làm muối
D Chế biến thủy sản
- Câu 17 : Bảo vệ môi trường cần tập trung ở các vùng
A Đồi núi, cao nguyên, đồng bằng và biển
B Đồi núi, đồng bằng ven biển và biển
C Đồi núi, thành thị, nông thôn và ven biển
D Đồi núi, thành thị, nông thôn, vùng biển
- Câu 18 : Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng đối với rừng phòng hộ là:
A Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
B Bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
D Tăng cường khai thác và sử dụng.
- Câu 19 : Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam) là sự phân hóa của:
A Địa hình.
B Khí hậu.
C Đất đai.
D Sinh vật
- Câu 20 : Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng
A Nam Bộ.
B Tây Nguyên và Nam Bộ.
C Phía Nam đèo Hải Vân.
D Trên cả nước.
- Câu 21 : Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước ta có:
A Khí hậu ôn hoà, dễ chịu
B Sinh vật đa dạng
C Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn
D Đất đai rộng lớn và phì nhiêu
- Câu 22 : Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét nói lên đặc điểm nào của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa?
A Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
B Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
C Địa hình bị chia cắt mạnh
D Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- Câu 23 : Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Đông Bắc?
A Có 4 dãy núi hình cánh cung quy tụ ở Tam Đảo.
B Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng chạy dọc theo các dãy núi.
C Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
D Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông.
- Câu 24 : Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy, hải sản?
A Các tam giác châu với bãi triều rộng
B Vịnh cửa sông
C Các đảo ven bờ
D Các rạn san hô.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)