- Ôn tập trao đổi chất ở động vật số 3
- Câu 1 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?I. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.II. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.III. Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.IV. Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 2 : Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng là:
A làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
B tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
C điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệt thần kinh hoặc hoocmôn.
D làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể đê đưa mồi trường vể trạng thái cân bằng và ổn định.
- Câu 3 : Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào ?
A Cơ chế duy trì nồng độ glucose trong máu.
B Điều hoà huyết áp khi máu tăng,
C Điều hoà áp suất thẩm thấu.
D Điều hoà huyết áp khi máu giảm.
- Câu 4 : Trung khu điều hòa ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh, mạch máu co lại .
A làm giảm huyết áp
B làm tăng huyết áp.
C làm tăng áp suất thẩm thấu
D làm giảm áp suất thẩm thấu.
- Câu 5 : Trong cơ chế điều hòa đường huyết, tụy tiết hoocmon insulin khi
A nồng độ gluco trong máu khoảng 0,09%
B nồng độ gluco trong máu khoảng 0,15%
C nồng độ gluco trong máu khoảng 0,1%
D nồng độ gluco trong máu khoảng 0,08%
- Câu 6 : Trong cơ chế điều hòa nồng độ gluco máu, tế bào nội tiết của tụy
A là bộ phận điều khiển.
B vừa là bộ phận tiếp nhận, vừa là bộ phận điều khiển,
C vừa là bộ phận điều khiển, vừa là bộ phận thực hiện.
D chỉ là bộ phận thực hiện.
- Câu 7 : Cơ chế duy trì huyết áp và áp suẩt thẩm thấu đều liên quan đến
A điều hòa lượng nước trong cơ thể.
B điều hòa đường huyết,
C điều hòa thân nhiệt.
D điều hòa độ pH của máu.
- Câu 8 : Khi cơ thể bị mất nước do sốt cao hay tiêu chảy có thể dẫn đến các quá trình sau, ngoại trừ một điều
A tăng áp suất thẩm thấu.
B giảm huyết áp.
C kích thích tuyến yên tiết hoocmon ADH.
D ức chế thận tái hấp thu Na+.
- Câu 9 : Trong cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu, vùng dưới đồi
A là bộ phận điều khiển.
B vừa là bộ phận tiếp nhận, vừa là bộ phận điều khiển,
C vừa là bộ phận điều khiển, vừa là bộ phận thực hiện.
D chỉ là bộ phận thực hiện.
- Câu 10 : Yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì áp suất thẩm thấu là
A điều hòa đường huyết.
B điều hòa nồng độ prôtêin huyết tương
C điều hòa lượng nước trong cơ thể.
D điều hòa nồng độ Na+.
- Câu 11 : Các chất đệm của môi trường trong là những chất
A không có vai trò đối với các quá trình sinh lí.
B duy trì độ quánh (nhớt) của máu.
C có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu.
D có khả năng trung hòa ion H+ hay OH- của môi trường trong.
- Câu 12 : Thành phần nào sau đây không phải là hệ đệm pH của máu
A protein huyết tương.
B muối bicacbonat.
C muối NaCl.
D muối photphat
- Câu 13 : Nói về hệ đệm pH, điều không đúng là
A các hệ đệm đều có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi nồng độ của chúng tăng lên.
B hệ đệm protêin có vai trò quan trọng nhất ở ống thận.
C hệ đệm bicacbonat không phải là tối ưu nhưng tốc độ điều chỉnh của nó là nhanh nhất.
D hệ hô hấp và bài tiết cũng tham gia điều hoà pH máu.
- Câu 14 : Hệ đệm có vai trò quan trọng nhất ở dịch ống thận là
A bicacbonat.
B photphat.
C protein.
D cả ba hệ trên.
- Câu 15 : Rối loạn chức năng gan có thể gây hiện tượng phù nề vì:
A đường huyết tăng làm tăng áp suất thẩm thấu.
B đường huyết giảm, cản trở tái hấp thụ nước.
C prôtêin huyết tương giảm làm giảm áp suất thẩm thấu.
D giảm hấp thụ Na+ nên nước bị ứ lại trong mô.
- Câu 16 : Nói về hệ đệm cacbonat, điều không đúng là
A tốc độ điều chỉnh pH nhanh nhất.
B không phải là hệ đệm tối ưu.
C có vai trò quan trọng vì cả hai thành phần của hệ đệm có thể được điều chỉnh bởi phổi và thận.
D là hệ đệm mạnh nhất của cơ thể.
- Câu 17 : Khi nồng độ glucô trong máu quả cao, cơ thể người sẽ điều chỉnh bằng cách
A tiết insulin để kích thích chuyển hóa gluco thành glicogen.
B tiết insulin để kích thích chuyển hóa glicogen thành gluco.
C tiết hocmon glucagon để chuyển gluco thành glicogen.
D bài xuất gluco qua nước tiểu.
- Câu 18 : Hệ đệm có tốc độ điều chỉnh pH nhanh nhất là
A hệ đệm bicacbonat
B Hệ đệm protein
C Hệ đệm photphat
D tốc độ của 3 hệ đệm là như nhau
- Câu 19 : Nồng độ Na+ trong máu được điều hoà bởi hormone A của tuyến B, A và B lần lượt là
A glucagon; tuyến tuỵ
B Insulin; tuyến tuỵ
C Tyrosin ; tuyến giáp
D Andosteron, tuyến trên thận
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước