Đề thi HK2 môn Sinh lớp 12 năm 2019 - Trường THPT...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài
D. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
- Câu 2 : Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Các cây thông nhựa mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật
D. Cây phong lan bám trên cây gỗ
- Câu 3 : Theo quan niệm của Đacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
B. làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội hay chọn lọc chống lại alen lặn
C. sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
D. tácđộng trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể
- Câu 4 : Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là:
A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
B. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
C. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
D. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
- Câu 5 : Các ví dụ nào sau đây thu ộc cơ chế cách ly sau hợp tử?(1).Ngựa cái giao phối với lưa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
A. (1), (3).
B. (2), (3).
C. (2), (4).
D. (1), (4).
- Câu 6 : Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n’ = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ nhiễm sắc thể 2n” = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể 2n = n’ + n” = 14 (kí hiệu hệ gen là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hoá tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 4n = 2n’ + 2n” = 28 (kí hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường
A. cách ly sinh thái
B. lai xa và đa bội hoá
C. cách ly địa lí
D. đa bội hoá
- Câu 7 : Số lượng cá thể của quần thể sinh vật bị biến động do hoạt động khai thác quá mức của con người là kiểu biến động
A. Theo chu kì ngày đêm
B. Theo mùa
C. Theo chu kì nhiều năm
D. Không theo chu kì
- Câu 8 : Kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
- Câu 9 : Cho những ví dụ sau:1.Cánh dơi và cánh côn trùng.
A. (1) và (4)
B. (1) và (3)
C. (2) và (4)
D. (1) và (2)
- Câu 10 : Loài cỏ Spartina sử dụng trong chăn nuôi ở Anh là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc Châu Âu có 2n = 50 và một loài cỏ gốc Mỹ nhập vào nước Anh có 2n = 70. Hãy cho biết bộ NST có trong loài Spartina?
A. 60
B. 100
C. 240
D. 120
- Câu 11 : Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là:
A. Giới hạn sinh thái
B. Ổ sinh thái
C. Nơi ở
D. Sinh cảnh
- Câu 12 : Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống thành các đại địa chất chính lần lượt là:
A. Đại Thái ổc → Đại Nguyên sinh → Đại Trung sinh → Đại Tân sinh
B. Đại Thái ổc→ Đại Cổ sinh → Đại Trung sinh
C. Đại Thái ổc → Đại Trung sinh → Đại Cổ sinh → Đại Tân sinh
D. Đại Thái ổc → Đại Nguyên sinh → Đại Cổ sinh → Đại Trung sinh → Đại Tân sinh
- Câu 13 : Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?1.Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 3, 4
- Câu 14 : Người và tinh tinh là 2 loài khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi hemôglôbin là giống nhau và có phân tử ADN giống nhau đến 92% các cặp nuclêôtit. Đây là bằng chứng gì chứng tỏ người và tinh tinh có nguồn gốc chung?
A. Bằng chứng sinh học phân tử
B. Bằng chứng phôi sinh học
C. Bằng chứng địa lý - sinh vật học
D. Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Câu 15 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường
B. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen (vốn gen) giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá (đột biến, chọn lọc tự nhiên …) tạo ra
C. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được
D. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá
- Câu 16 : Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên yếu tố nào sau đây:
A. Kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể
B. Nhiễm sắc thể, từ đó cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
C. Alen và làm thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng xác định
D. Kiểu gen và gián tiếp làm kiểu hình thay đổi
- Câu 17 : Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập.Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:
A. 3 đỏ : 1 trắng
B. 1 đỏ : 1 trắng
C. 9 đỏ : 7 trắng
D. 1 đỏ : 3 trắng
- Câu 18 : Gen A mắt nhìn màu bình thường (trội hoàn toàn). Gen a bệnh mù màu (lặn). Các gen này nằm trên NST giới tính X (Không có alen tương ứng trên NST Y). Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị bệnh mù màu và một con trai nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
A. \({X^A}{X^A} \times {X^a}Y\)
B. \({X^a}{X^a} \times {X^A}Y\)
C. \({X^A}{X^a} \times {X^A}Y\)
D. \({X^A}{X^a} \times {X^a}Y\)
- Câu 19 : Bệnh máu khó đông do gen l trên NST giới tính X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y mang gen tương ứng. Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là:
A. 6,25%
B. 12,5%
C. 25%
D. 50%
- Câu 20 : Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số cá thể lông vàng, các cá thể còn lại lông đen. Biết gen A quy định lông đen (trội hoàn toàn); gen a quy định lông vàng (lặn). Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là:
A. A = 0,3; a = 0,7
B. A = 0,7; a = 0,3
C. A = 0,6; a = 0,4
D. A = 0,4; a = 0,6
- Câu 21 : Quần thể nào sau đây có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng?
A. 0,25 AA : 0,25 Aa : 0,50 aa
B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa
C. 0,35 AA : 0,50 Aa : 0,15 aa
D. 0,48 AA : 0,16 Aa : 0,36 aa
- Câu 22 : Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp 3 thế hệ. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 3 là:
A. 0,7 Aa : 0,4 Aa : 0,4 aa
B. 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa
C. 0,4375 AA : 0,125Aa : 0,4375 aa
D. 0,375 AA : 0,25 Aa : 0,375 aa
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen