Đề ôn tập Chương 3 môn Lịch sử 6 năm 2021
- Câu 1 : Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ năm nào?
A. 34
B. 35
C. 36
D. 37
- Câu 2 : Nghĩa quân Hai Bà Trưng toàn thắng sau khi sự kiện nào xảy ra?
A. Làm chủ tình hình
B. Làm chủ Mê Linh, đánh chiếm Cổ Loa, Luy Lâu
C. Tô Định bỏ trốn
D. Giết Tô Định
- Câu 3 : Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì?
A. Cai quản cho dễ
B. Đồng hóa dân tộc
C. Biến nước ta thành 1 tỉnh của Trung Quốc
D. Ép nhân dân ta lao dịch cho dễ.
- Câu 4 : Thủ phủ của Châu Giao được đặt ở đâu?
A. Luy Lâu
B. Cổ Loa
C. Thăng Long
D. Hoa Lư
- Câu 5 : Thi Sách – chồng Trưng Trắc , là con trai của ai?
A. Lạc tướng huyện Chu Diên.
B. Bồ chính huyện Chu Diên.
C. Lạc hầu huyện Chu Diên.
D. Địa chủ huyện Chu Diên.
- Câu 6 : "Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
A. Đại Việt sử kí toàn thư.
B. Đại Nam thực lục.
C. Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII.
D. Đại Việt sử kí tiền biên.
- Câu 7 : Nhà Hán xác nhập Âu Lạc và 6 tỉnh của Trung Quốc và gọi chung là gì?
A. Giao Chỉ.
B. Cửu Chân
C. Nhật Nam
D. Châu Giao
- Câu 8 : Nhân dân châu Giao ngoài việc nộp các loại thuế còn phải làm gì?
A. lên rừng xuống biển tìm các sản vật quý cống nạp cho nhà Hán.
B. kết hôn với người Hán.
C. học chữ Hán.
D. sang nước Hán làm nô lệ.
- Câu 9 : Đứng đầu châu là ai?
A. Đô úy
B. Thứ sử
C. Thái thú
D. Lạc tướng
- Câu 10 : Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để?
A. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở.
B. Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
C. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.
D. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán
- Câu 11 : Những vùng nào của nước ta hiện nay là vùng đât của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước đây?
A. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình.
B. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.
C. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Trị.
D. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Ngãi.
- Câu 12 : Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào nước nào?
A. Trung Quốc
B. Văn Lang
C. Nam Việt
D. An Nam
- Câu 13 : Những chính sách cai trị của các triểu đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của chúng.
D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
- Câu 14 : Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nộp những sản vật quý hiếm nào?
A. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...
B. Tôm, cá, lương thực...
C. Trâu, bò, lợn, gà...
D. Quả vải, nhãn...
- Câu 15 : Dưới sự cai trị của chính quyèen nhà Hán, chúng đã đưa các tầng lớp nào vào Âu Lạc cũ, cho ở lẫn với người Việt?
A. Quý tộc
B. Nông dân
C. Dân nghèo, tội nhân.
D. Địa chủ, quan lại
- Câu 16 : Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Mở rộng quan hệ giao lưu với Trung Quốc.
B. Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc ta.
C. Khai phá văn minh cho dân tộc ta.
D. Thống trị, áp bức dân tộc ta.
- Câu 17 : Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa vào thời nào?
A. Thời nhà Triệu.
B. Thời nhà Hán.
C. Thời nhà Hán - Đường.
D. Thời nhà Tống - Đường.
- Câu 18 : Ở nước ta thời Bắc thuộc, nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phương Bắc để giành độc lập dân tộc đó là
A. Thành thị
B. Rừng núi
C. Làng xóm ở nông thôn.
D. Cả nông thôn và thành thị.
- Câu 19 : Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra nhận xét gì?
A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.
B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.
C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt.
D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.
- Câu 20 : Quan hệ bao trùm trong xã hội nước ta dưới trời Bắc thuộc là quan hệ gì?
A. Quan hệ giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Quan hệ giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
C. Quan hệ giữa quý tộc; phong kiến Việt Nam với chính quyên đô hộ phương Bắc.
D. Quan hệ giữa nhân dân ta với quý tộc, phong kiến Việt Nam.
- Câu 21 : Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua hay còn gọi là gì?
A. Hoàng Đế
B. Trắc Vương
C. Trưng Vương
D. Trưng Đế.
- Câu 22 : Nước ta kháng chiến chống quân Hán tiếp tục xâm lược năm nào?
A. 41 – 42
B. 42 – 43
C. 43 – 44
D. 44 – 45
- Câu 23 : Quân Hán tấn công Hợp Phố vào thời gian nào?
A. tháng 4 năm 42
B. tháng 5 năm 42
C. tháng 6 năm 42
D. tháng 7 năm 42
- Câu 24 : Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại đâu?
A. Cấm Khê
B. Cẩm Khê
C. Lãng Bạc
D. Hợp Phố.
- Câu 25 : Sự ra đời của chợ làng, các trung tâm lớn như Luy Lâu, Long Biên nói lên điều gì?
A. Trao đổi mở rộng
B. Nông nghiệp phồn vinh
C. Kinh tế đi lên
D. Buôn bán đương thời khá phát triển
- Câu 26 : Lãng Bạc nằm ở đâu?
A. phía đông Cổ Loa
B. phía tây Cổ Loa
C. phía bắc Cổ Loa
D. phía nam Cổ Loa
- Câu 27 : Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến thời gian nào?
A. tháng 01 năm 43
B. tháng 11 năm 43
C. tháng 01 năm 44
D. tháng 11 năm 44
- Câu 28 : Quân Trung Quốc sau cuộc xâm lược sang Việt Nam, đi mười phần khi về bao nhiêu?
A. còn nguyên mười phần
B. còn tám phần.
C. còn bốn, năm phần.
D. còn hai, ba phần.
- Câu 29 : Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy điều gì?
A. nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
B. nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.
C. nhân dân luôn xây đền thờ thờ những người có công.
D. nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.
- Câu 30 : Sau khi giành lại được độc lập cho đất nước Trưng Vương đã làm gì?
A. Xá thuế ba năm cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc của chính quyền Hán.
B. Tiếp tục thu thuế đề có tiền xây dựng đất nước.
C. Xá thuế hai năm liền cho dân, luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nẻ của chính quyên đô hộ bị bãi bỏ.
D. Tiếp tục sử dụng luật pháp nhà Hán đề thống trị nhân dân.
- Câu 31 : Sau khi lên ngôi, Trưng Vương đóng đô ở đâu?
A. Cổ Loa (Hà Nội)
B. Mê Linh (Vĩnh Phúc)
C. Bạch Hạc (Phú Thọ)
D. Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Tây)
- Câu 32 : Vào năm 42, người đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy dạo quân tấn công chiếm lại nước ta là ai?
A. Tiên Tư
B. Tô Định
C. Mã Viện
D. Trần Bá Tiên
- Câu 33 : Sau khi Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, vua Nam Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuấn bị xe, thuyền, làm thêm đường xá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân vì:
A. Lúc này nhà Hán phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
B. Lúc này nhà Hán thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc.
C. Sau những tổn thất do cuộc khởi nghĩa năm 40 gây ra, nhà Hắn muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
- Câu 34 : Mã Viện chỉ huy một lực lượng bao nhiêu quân tân công nước ta vào tháng 4 năm 42?
A. Mười vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
B. Hai vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
C. Ba vạn quân. hai nghìn xe thuyền các loại.
D. Bốn vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
- Câu 35 : Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì sao?
A. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.
B. ã Viện là viên tướng nỗi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kể.
C. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.
D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chỉnh chiến ở phương Nam.
- Câu 36 : Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán?
A. Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.
B. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.
C. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.
D. Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến.
- Câu 37 : Thời gian Mã Viện đưa quân tấn công vào nước ta và đầu tiên chúng tấn công ở đâu?
A. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.
B. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Giao Chỉ.
C. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Quỷ Môn Quan.
D. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Lục Đầu.
- Câu 38 : Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán làm gì?
A. vẫn giữ nguyên châu Giao.
B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.
C. tách riêng đất Âu Lạc ra để cai quản.
D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.
- Câu 39 : Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào?
A. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam.
B. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.
C. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam.
D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
- Câu 40 : Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là người nào?
A. người Việt
B. người Hán.
C. cả người Việt và người Hán.
D. không còn đơn vị huyện nữa.
- Câu 41 : Chính quyền đô hộ nắm độc quyền cái gì?
A. muối
B. sắt
C. gạo
D. ngọc trai
- Câu 42 : Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng, gọi là vải gì?
A. vải Giao Chỉ
B. vải Âu Lạc
C. vải tơ tằm
D. vải lụa
- Câu 43 : Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?
A. lặn xuống biển để mò san hô.
B. dùng lưới sắt để khai thác san hô.
C. dùng dao để khai thác san hô.
D. không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.
- Câu 44 : Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách nào?
A. Đại Nam thực lục.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Nam phương thảo mộc trạng
D. Thiên Nam ngữ lục.
- Câu 45 : Cư dân Âu Lạc thế kỉ III khi làm gốm đã có thêm kĩ thuật gì?
A. tráng men.
B. trang trí hoa văn.
C. nung
D. tráng men và trang trí hoa văn.
- Câu 46 : Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kì này là gì?
A. kĩ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.
B. nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.
C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm lớn đông dân cư.
D. trâu, bò đã đảm nhiệm việc cày, bừa trong nông nghiệp.
- Câu 47 : Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang ở nước ta.
A. để dân ta quen dần tiếng Hán.
B. để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.
C. chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.
D. nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.
- Câu 48 : Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta công nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp gì?
A. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng.
B. Thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tâm...
C. Cống nộp quả vải.
D. Cống nộp vàng bạc, châu báu, lâm hải sản quý hiếm.
- Câu 49 : Sự cướp đoạt của nhà Hán đối với dân ta được thể hiện ở điều gì?
A. Phải nộp đủ các loại tô thuế.
B. Bắt dân ta làm các công việc lao dịch nặng nề.
C. Bắt thợ giỏi sang Trung Quốc xây dựng nhà cửa, cung điện, lăng tẩm, đền đài.
D. Cả ba ý đều đúng.
- Câu 50 : Sau khi Trưng Vương thất bại, để tăng cường bộ máy thống trị của chúng ở nước ta nhà Hán đã làm gì?
A. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
B. Đưa người Hán sang sống với dân ta.
C. Đưa người Hản sang thay người Việt làm Huyện lệnh.
D. Bắt dân ta cống nộp cả những thợ thủ công giỏi.
- Câu 51 : Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là gì?
A. Thuế rượu và thuế muối.
B. Thuế chợ và thuế đò.
C. Thuế muối và thuế sắt.
D. Thuế ruộng và thuế thân.
- Câu 52 : Sau khi chiếm được nước ta, về tổ chức nhà nước, nhà Hán đã có thay đổi như thế nào?
A. Thứ sử là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
B. Thái thú là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
C. Huyện lệnh là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
D. Cả người Việt và người Hán cùng nắm chức Huyện lệnh.
- Câu 53 : Chính quyền đô hộ bóc lột nhân dân ta hết sức tàn bạo là gì?
A. Bắt nhân dân ta phải nộp nhiêu thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt).
B. Bắt nhân dân ta đi lao dịch.
C. Bắt nhân dân ta phải nộp công (các sản vật quý hiểm, cả thợ khéo tay).
D. Cả ba câu trên đều đúng.
- Câu 54 : Sau khi đàn áp được chính quyền của Trưng Vương, chính sách cai trị của nhà Hán có thay đổi gì?
A. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
B. Buộc dân ta phải học chữ Hán, tuân theo pháp luật Hán.
C. Thay thế các Lạc tướng người Việt bằng các Huyện lệnh người Hán.
D. Câu B và C đúng.
- Câu 55 : Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang nước ta?
A. để dân ta quen dần tiếng Hán.
B. để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.
C. chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.
D. nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.
- Câu 56 : Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành?
A. Quảng Châu (thuộc Trung Quốc).
B. Giao Châu (Âu Lậc cũ).
C. Giao Chỉ (Âu Lạc).
D. Câu A và B đúng.
- Câu 57 : Nho giáo được lập ra bởi ai?
A. Lão Tử
B. Trang Tử
C. Khổng Tử
D. Hàn Mặc Tử
- Câu 58 : Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của ai?
A. Hai Bà Trưng
B. Bà Triệu
C. Mai Hắc Đế
D. Lí Bí
- Câu 59 : Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu là ở đâu?
A. Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
B. Hát Môn
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
D. Mê Linh.
- Câu 60 : Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử Lục Dận đem bao nhiêu quân?
A. 5000 quân
B. 6000 quân
C. 7000 quân
D. 8000 quân
- Câu 61 : Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo là gì?
A. Nho giáo được ra đời từ sớm.
B. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là « Thiên tử » và có quyền quyết định tất cả.
C. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra.
D. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện.
- Câu 62 : Ở thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta xuất hiện thêm những nông dân không có ruộng đất, phải cày cấy thuê, lịch sử gọi đó là gì?
A. nông dân công xã.
B. nô tì
C. nô lệ
D. nông dân lệ thuộc
- Câu 63 : Đạo giáo do ai sáng lập?
A. Lão Tử
B. Trang Tử
C. Khổng Tử
D. Hàn Mặc Tử
- Câu 64 : Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm nào?
A. 238
B. 248
C. 258
D. 268
- Câu 65 : Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?
A. Do người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
B. Do văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
C. Do truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
- Câu 66 : Bà Triệu hi sinh ở đâu?
A. núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).
B. Hát Môn
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
D. Mê Linh.
- Câu 67 : Mục đích toàn diện nhất mà chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ta là gì?
A. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán.
B. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.
C. Bắt dân ta học, nói chữ Hán quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.
D. Đồng hoá dân tộc ta.
- Câu 68 : Những tôn giáo đã được du nhập vào nước ta thời kì này đó là gì?
A. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.
B. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo.
C. Nho giáo, Ki tô giáo, Phật giáo.
D. Nho giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo.
- Câu 69 : Khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào?
A. Vua, quý tộc, nông dân công xã, nỗ lệ.
B. Vua. quý tộc, nông dân công xã, nô tì.
C. Quan lại đô hộ, hào trưởng Việt, địa chủ Hán, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì
D. Quan lại đô hộ, quý tộc, hào trưởng, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì.
- Câu 70 : Bộ phận giàu có chỉ là số ít, gọi chung là quý tộc bao gồm những ai?
A. Hào trưởng Việt.
B. Lạc tướng, Bồ chính.
C. Quan lại đô hộ.
D. Hào trưởng Việt, địa chủ Hán.
- Câu 71 : Hai câu thơ sau đây nói về gi? “Hoàng qua đường hồ dị
A. Hai Bà Trưng.
B. Bà Lê Chân.
C. Bà Triệu.
D. Bà Thánh Thiên.
- Câu 72 : Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội nước ta từ thế kỉ I - VI là thành viên các công xã, bao gồm những ai?
A. Nông dân lệ thuộc, nô lệ
B. Nông dân công xã, nô tì.
C. Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc.
D. Nông dân và thương nhân.
- Câu 73 : Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô, nhưng nhân dân ta ở các làng, xã vẫn giữ được phong tục cổ truyền của mình đó là gì?
A. Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày...
B. Đàn ông mặc khố, đàn bà mặc váy.
C. Xăm mình, phụ nữ mặc yếm, váy, đi guốc ngà.
D. Xăm mình, ăn trầu, cà răng căng tai.
- Câu 74 : Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là nhà nào?
A. nhà Hán
B. nhà Ngô
C. nhà Lương
D. nhà Tần
- Câu 75 : Chính quyền đô hộ của nhà Lương chia nước ta thành mấy châu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 76 : Thứ sử Giao Châu bấy giờ là ai?
A. Tô Định
B. Lục Dận
C. Tiêu Tư
D. Giả Tông.
- Câu 77 : Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm nào?
A. 541
B. 542
C. 543
D. 544
- Câu 78 : Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?
A. mùa xuân năm 542
B. mùa xuân năm 543
C. mùa xuân năm 544
D. mùa xuân năm 545
- Câu 79 : Lý Bí lên ngôi hoàng đế, sử cũ gọi là gì?
A. Lý Bắc Đế.
B. Lý Nam Đế.
C. Lý Đông Đế.
D. Lý Tây Đế.
- Câu 80 : Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là gì?
A. Vạn Xuân.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Ngu.
- Câu 81 : Niên hiệu của Lý Bí sau khi lên ngôi là gì?
A. Quang Đức
B. Thiên Đức
C. Thuận Đức
D. Khởi Đức
- Câu 82 : Giúp vua cai quản mọi việc là ai?
A. Phạm Tu
B. Tinh Thiều
C. Triệu Túc
D. Triệu Quang Phục
- Câu 83 : Triều đình Vạn Xuân gồm có những bộ phận nào?
A. ban văn và ban võ.
B. ban văn và ban sử.
C. ban võ và ban khoa học.
D. lục bộ
- Câu 84 : Để siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta nhà Lương đã làm gì?
A. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới.
B. Phân biệt đối xử gay gắt, người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.
C. Tiến hành bóc lột dã man, đặt ra những thứ thuế hết sức vô lí, tàn bạo.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
- Câu 85 : Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đôi với Giao Châu?
A. Chính sách của nhà Lương tàn bạo, mắt lòng dân.
B. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
C. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nước ta.
D. Câu A và B đúng.
- Câu 86 : Khi Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa hào kiệt bốn phương cùng liên kết hưởng ứng. Họ là ai? ở đâu?
A. Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ở Chu Diên (Hà Nội).
B. Phạm Tu ở Thanh Liệt (Thanh Trì - Hà Nội).
C. Lý Phục Man ở Cổ Sở (Hà Tây), Tinh Thiều ở Thái Bình.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
- Câu 87 : Khi được nhà Lương phong cho chức “gác công thành”, Thiều tỏ thái độ như thế nào?
A. Thần phục, chấp nhận.
B. Phản kháng chống lại nhà Lương.
C. Bất bình, bỏ về quê.
D. Tập hợp lực lượng chống lại nhà Lương.
- Câu 88 : Người được nhà Lương cử làm Thứ sử Giao Châu đầu thể kỉ VI là ai?
A. Tiết Tổng
B. Tiêu Tư
C. Tôn Tư
D. Giả Tông
- Câu 89 : Nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy để làm gì?
A. Dễ bề cai trị, quản lí chặt chẽ hơn, xiết chặt ách đô hộ.
B. Cử được nhiều quan chức người Trung Quốc.
C. Dễ bề cai trị, dễ bóc lột.
D. Dễ thu thuế, dễ quản lí, dễ đàn áp.
- Câu 90 : Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Người đứng đầu ban văn, ban võ là ai?
A. Triệu Túc đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
B. Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
C. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
D. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Triệu Túc đứng đầu ban võ.
- Câu 91 : Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì sao?
A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân.
C. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo.
D. Cả ba lí do trên.
- Câu 92 : Dương Phiêu giữ chức vụ gì?
A. tướng quân
B. đô úy
C. thứ sử Giao Châu
D. thứ sử Ái Châu
- Câu 93 : Tướng của nhà Lương sang nước ta vào tháng 5 năm 545 tên là gì?
A. Trần Bá Tiên.
B. Lục Dận
C. Dương Phiêu
D. Tiêu Tư
- Câu 94 : Trước sự tấn công của nhà Lương, Lý Nam đã cho lui quân về đâu?
A. Hát Môn
B. cửa sông Tô Lịch
C. của sông Hoàng
D. cửa sông Hồng
- Câu 95 : Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Bí trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến cho ai?
A. Phạm Tu
B. Tinh Thiều
C. Triệu Quang Phục
D. Triệu Túc
- Câu 96 : Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là gì?
A. Dạ Trạch Vương.
B. Điền Triệt Vương.
C. Gia Ninh Vương.
D. Khuất Lão Vương.
- Câu 97 : Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã làm gì?
A. tiếp tục xây dựng lực lượng
B. lên ngôi vua.
C. đưa Lý Phật Tử lên làm vua.
D. tiến đánh sang đất Trung Quốc.
- Câu 98 : 20 năm sau, Lý Phật Tử ở phía nam đã làm gì?
A. kéo quân về cướp ngôi của Triệu Việt Vương.
B. về đầu quân cho Triệu Việt Vương.
C. thành lập một chính quyền ở phía Nam.
D. tiến quân sang Trung Quốc.
- Câu 99 : Vì sao Lý Phật Tử lại không sang chầu nhà Tùy ?
A. Do nhà Tùy không có lời mời trang trọng.
B. Do Lý Phật Tử bị ốm.
C. Do Lý Phật Tử ngại đường xá xa xôi.
D. Do Lý Phật Tử có lòng tự tôn dân tộc, không chấp nhận nước ta là một nước chư hầu của Trung Quốc.
- Câu 100 : Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa rồi bị bắt giải về Trung Quốc năm nào?
A. 602
B. 603
C. 604
D. 605
- Câu 101 : Nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc vào năm nào?
A. 618
B. 619
C. 620
D. 621
- Câu 102 : Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành tên gì?
A. An Nam đô hộ phủ.
B. An Bắc đô hộ phủ.
C. An Đông đô hộ phủ.
D. An Tây đô hộ phủ.
- Câu 103 : Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở đâu?
A. Tống Bình
B. Cổ Loa
C. Dạ Trạch
D. Gia Ninh
- Câu 104 : Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là gì?
A. Vua Mai
B. Mai Hắc Đế.
C. Vua Đế.
D. Vua Hắc
- Câu 105 : Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?
A. 1 vạn quân
B. 5 vạn quân
C. 10 vạn quân
D. 15 vạn quân
- Câu 106 : Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở đâu?
A. núi Vệ
B. trong thung lũng Hùng Sơn
C. Nam Đàn
D. núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn
- Câu 107 : Phùng Hưng quê ở đâu?
A. Đường Lâm
B. Mê Linh
C. Cổ Loa
D. Hát Môn
- Câu 108 : Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là gì?
A. Cao Chính Bình
B. Cao Tống Bình
C. Tống Chính Bình
D. Tống Cao Bình
- Câu 109 : Sau khi Phùng Hưng mất, người nối nghiệp là ai?
A. em trai Phùng Hải
B. con trai Phùng An.
C. không có ai nối nghiệp
D. tất cả các tướng cùng hợp sức nối nghiệp
- Câu 110 : Quan lang là ai?
A. chức quan đứng đầu phủ đô hộ
B. con trai vua
C. người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền núi
D. người đứng đầu một châu.
- Câu 111 : Người Hán sau khi chiếm đất của người Chăm cổ đã đặt ra?
A. Giao Chỉ
B. Cửu Chân
C. Nhật Nam
D. huyện Tượng Lâm
- Câu 112 : Quận Nhật Nam gồm mấy huyện?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 113 : Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập thời gian nào?
A. năm 192 – 193
B. năm 193 – 194
C. năm 194 – 195
D. năm 195 – 196
- Câu 114 : Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ đâu?
A. chữ Hán
B. chữ Phạn
C. chữ La tinh
D. chữ Nôm
- Câu 115 : Một số lái buôn còn kiêm nghề gì?
A. cướp biển
B. buôn bán nô lệ
C. đánh cá
D. A, B
- Câu 116 : Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là gì?
A. Lâm Tượng
B. Chăm pa
C. Lâm pa.
D. Chăm Lâm
- Câu 117 : Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là gì?
A. đánh bắt cá
B. nông nghiệp trồng lúa nước
C. trông cây ăn quả
D. trồng lúa mì
- Câu 118 : Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là gì?
A. Chùa Một Cột
B. Chùa Tây Phương.
C. Thánh địa Mỹ Sơn
D. Cầu Trường Tiền
- Câu 119 : Với người chết, người Chăm có tục gì?
A. chôn cất người chết.
B. hỏa táng người chết rồi rải tro ra sông, suối.
C. hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò rồi ném xuống sông hay biển.
D. hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò và chôn xuống đất.
- Câu 120 : Nhân dân Chăm theo tôn giáo nào?
A. đạo Phật và đạo Bà La Môn
B. Nho giáo và đạo Bà La Môn
C. Phật giáo và Nho giáo
D. Đạo giáo và đạo Bà La Môn
- Câu 121 : Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Để đã thực hiện kế hoạch gì?
A. Thực hiện '*vườn không nhà trống” để gây cho giặc những khó khăn.
B. Dồn lực lượng để tấn công quân giặc.
C. Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
D. Xây dựng phòng tuyến xung quanh thành.
- Câu 122 : Sau hai lần tần công Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương đã dồn sức cho cuộc tân công xâm lược lần thứ ba vào thời gian nào?
A. Tháng 3 năm 545.
B. Tháng 4 năm 545.
C. Tháng 5 năm 545.
D. Tháng 6 năm 545.
- Câu 123 : Lần thứ hai, nhà Lương tô chức cuộc tấn công vào quân của Lý Bí vào thời gian nào?
A. Khoảng đầu năm 542.
B. Khoảng đầu năm 543.
C. Khoảng giữa năm 543.
D. Khoảng cuối năm 543.
- Câu 124 : Nguyên nhân thất bại của Lý Nam Để là gì?
A. Do nước Vạn Xuân vừa mới thành lập, lực lượng còn rất yếu.
B. Lực lượng kẻ địch rất mạnh.
C. Lý Nam Đế không tập hợp được nhân dân ủng hộ cho cuộc kháng chiến.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
- Câu 125 : Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đề đem quân ra đóng ở đâu?
A. Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).
B. Bạch Hạc (Việt Trì).
C. Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ)
D. Dạ Trạch (Hưng Yên).
- Câu 126 : Để bảo vệ thành Tô Lịch, vị tướng nào của Lý Nam Đế đã anh dũng hi sinh?
A. Triệu Túc
B. Tinh Thiều
C. Phạm Tu
D. Triệu Quang Phục
- Câu 127 : Chính sách cai trị, bóc lột của nhà Đường có khác trước về điều gì?
A. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.
B. Sửa đường giao thông thuỷ, bộ, xây thành, đắp luỹ tăng thêm số quân đồn trú.
C. Đặt nhiều thứ thuế, bắt dân ta công nộp nhiều sản vật quý hiếm, kể cả quả vải.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
- Câu 128 : Nhà Đường ở Trung Quốc được thành lập vào năm nào?
A. 608
B. 618
C. 628
D. 638
- Câu 129 : Để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường đã làm gì?
A. Cho xây thành, đắp luỹ.
B. Tăng cường quân chiếm đóng.
C. Làm đường giao thông từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện.
D. Tất cả những việc làm trên.
- Câu 130 : Nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện nhằm mục đích gì?
A. Đi lại cho thuận tiện.
B. Cho nhân dân hai nước dễ thông thương.
C. Có thể nhanh chóng đàn áp các cuộc nỗi dậy của nhân dân ta.
D. Mở mang đường xá, thông chợ búa.
- Câu 131 : Để xiết chặt ách đô hộ đối với nước ta, nhà Đường đã làm gì?
A. Cử quan lại người Trung Quốc cai trị trực tiêp đến cấp huyện.
B. Xây thành, đắp lũy, tăng cường quân chiếm đóng.
C. Sửa sang, làm lại đường giao thông.
D. Tất cả các ý trên đúng.
- Câu 132 : “Vua Đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho ai?
A. Mai Thúc Loan.
B. Phùng Hưng.
C. Triệu Quang Phục.
D. Lý Bí.
- Câu 133 : Các vua nhà Đường chủ trương bóc lột nhân dân ta bằng hình thức gì?
A. Tô thuê và công nạp rất nặng nề.
B. Tô thuế và đi lao địch.
C. Tô thuê và đi phu.
D. Thay nhau bán quả vải sang Trung Quốc cống nộp.
- Câu 134 : Nguyên nhân Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa?
A. Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan.
B. Do chính sách tàn bạo, độc ác của nhà Đường bắt nhân dân ta cống nộp vì gánh vải sang Trường An xa xôi vạn dặm.
C. Mai Thúc Loan muốn lật đổ nhà Đường lên làm vua.
D. Câu A và B đúng.
- Câu 135 : Trong các thể kỉ VII - IX để chống ách đô hộ nhà Đường có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nỗ ra, đó là những cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu.
B. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
- Câu 136 : Trong số các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương" là?
A. Lý Tự Tiên.
B. ĐInh Kiến.
C. Mai Thúc Loan.
D. Phùng Hưng
- Câu 137 : Nước Cham-pa ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam.
B. Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.
C. Vua Lâm Ấp thống nhất các bộ lạc.
D. Câu A và B đúng.
- Câu 138 : Quốc gia cổ Lâm Ấp - Cham-pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa nào?
A. Đồng Nai.
B. Óc Eo.
C. Sa Huỳnh
D. Đông Sơn
- Câu 139 : Người đã lãnh đạo nhân dân Tuợng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp?
A. Mai Thúc Loan.
B. Phùng Hưng.
C. Khu Liên.
D. Các vua Lâm Ấp.
- Câu 140 : Hoàn cảnh nhân dân Tượng Lâm đã đứng dậy đấu tranh giành được độc lập là gì?
A. Nhà Hán tỏ ra bất lực với các huyện ở xa.
B. Nhà Hán còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.
C. Nhà Hán lúc đó suy yếu.
D. Nhà Hán lo chống đối sự quấy phá của các nước xung quanh.
- Câu 141 : Nước Chăm-pa thể kỉ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay?
A. Phía bắc đến Quảng Trị, phía nam đến Phan Rang.
B. Phía bắc đến Hoành Sơn, phía năm đến Phan Rang.
C. Phía bắc đến Quảng Bình, phía nam đến Phan Thiết.
D. Phía bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Đồng Nai.
- Câu 142 : Kinh đô của nước Cham-pa ban đầu đóng ở đâu?
A. Sa Huỳnh - Quảng Nam
B. Trà Kiệu - Quảng Nam.
C. Hội An - Quảng Nam.
D. Thượng Lâm - Quảng Nam.
- Câu 143 : Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở nào?
A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
B. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm
C. Các hoạt động quân sự.
D. Giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc.
- Câu 144 : Người Chăm sống chủ yếu dựa vào nghề gì?
A. Nghề nông trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.
B. Trồng trọt và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà...).
C. Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm.
D. Nghề đánh bắt cá.
- Câu 145 : Người Chăm còn trồng các loại cây công nghiệp nào?
A. Cây cả phê, cây cao su.
B. Cây bông, cây gai.
C. Cây thuốc lá, cây điều.
D. Cây chè, cây tiêu.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta