Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào giáp biển?
A. Quảng Ninh.
B. Điện Biên
C. Hà Giang.
D. Gia lai
- Câu 2 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Trị An thuộc lưu vực của hệ thống sông?
A. Đồng Nai.
B. Thu Bồn
C. Mã
D. Cả
- Câu 3 : Căn cứ vào át lát địa lý trang 4-5 hãy cho biết Điểm cực Nam nước ta là xã đất Mũi thuộc tỉnh?
A. Kiên Giang
B. Tiền Giang
C. Nha Trang
D. Cà Mau
- Câu 4 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào có lượng mưa lớn nhất vào tháng X?
A. Lạng sơn
B. Đà Lạt
C. Huế
D. Nha Trang
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào?
A. Miền khí hậu phía Nam
B. Miền khí hậu phía Bắc
C. Miền khí hậu Nam Bộ
D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ
- Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 đi qua nơi nào?
A. Quảng Trị
B. Nha Trang.
C. Quảng Ngãi
D. Tuy Hòa
- Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết có các nhà máy thủy điện nào đã và đang xây dựng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La
B. Hòa Bình, Thác Bà, Trị An.
C. Hòa Bình, Trị An, Sơn La.
D. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La
- Câu 8 : Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – cho biết quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh?
A. Đà Nẵng
B. Khánh Hòa
C. Lai Châu
D. Quy Nhơn
- Câu 9 : Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh?
A. Thanh Hóa
B. Sơn La
C. Phú Yên
D. Khánh Hòa
- Câu 10 : Nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là?
A. thành phần chủng tộc và tôn giáo
B. quy mô dân số và cơ cấu dân số.
C. trình độ khoa học kĩ thuật
D. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trong các khu kinh tế ven biển sau đây, khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Dung Quất
B. Chu Lai.
C. Chân Mây –Lăng Cô
D. Vân Đồn
- Câu 12 : Ý nào không phải là chủ yếu trong xu hướng phát triển công nghiệp Đông Nam Á?
A. Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, hiện đại hoá thiết bị.
B. Tăng cường liên doanh, liên kết với các nước trong khu vực.
C. Chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động
D. Tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu.
- Câu 13 : Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Cung cấp nước tưới vào mùa khô
B. Sử dụng cho mục đích phát triển du lịch.
C. Phát triển nuôi trồng thủy sản.
D. Giữ hệ thống rừng đầu nguồn.
- Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?
A. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.
B. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp
C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
D. Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
- Câu 15 : Vì sao Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh?
A. phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
B. thu hút được nguồn vốn lớn từ đâù tư nước ngoài.
C. chiến lược phát triển táo bạo, cơ sở vật chất được hiện đại hoá.
D. được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều.
- Câu 16 : Cho bảng số liệu sau:Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta phân theo ngành
A. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều tăng.
B. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm.
C. Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng.
D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp
- Câu 17 : Dựa vào Atlat trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào?
A. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
B. Điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.
C. Luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.
D. Sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.
- Câu 18 : Câu nào dưới đây chưa chính xác về những thành tựu ASEAN?
A. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.
B. Tạo dựng được một môi trường hoàn toàn hoàn bình, ổn định trong khu vực.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng của các quốc gia phát triển theo hướng hiện đại hoá.
D. Nhiều đô thị của các nước thành viên đã dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
- Câu 19 : Cho bảng số liệuDiện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới
A. Tỉ trọng ngày càng tăng
B. Chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Tỉ trọng ngày càng giảm
D. Tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.
- Câu 20 : Nhận định nào không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?
A. yển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
B. Chịu ảnh hưởng nhiều của những thiên tai.
C. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
D. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa phát triển bằng các vùng khác.
- Câu 21 : Ý nào đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta?
A. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài.
B. Biển có độ sâu trung bình.
C. Độ mặn trung bình khoảng 20-33‰.
D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.
- Câu 22 : Điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. Nguồn lao động có số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
B. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.
C. Có thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. Có quốc lộ 5 và 18 gắn kết cả Bắc Bộ với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat trang 22 sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng lên bao nhiêu lần?
A. 4,4 lần.
B. 5,4 lần.
C. 2,4 lần.
D. 3,4 lần.
- Câu 24 : Ý nào sau đây Không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.
- Câu 25 : Ý không đúng về nền kinh tế Trung Quốc?
A. Hiện nay, quy mô GDP đứng hàng đầu thế giới.
B. Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại cao nhất thế giới.
C. Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc tăng nhanh.
D. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng ngày càng thu hẹp.
- Câu 26 : Ý nào dưới đây không chính xác về dân cư của Đông Nam Á?
A. Dân số đông, mật độ dân số cao.
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất cao.
C. Số người trong tuổi lao động không dưới 50%.
D. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn.
- Câu 27 : Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta có ý nghĩa gì?
A. nhằm đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.
B. là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
C. góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến.
D. góp phần cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, tạo nguồn hàng xuất khẩu.
- Câu 28 : Tại sao năng suất lao động trong ngành thuỷ sản còn thấp?
A. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt
B. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm.
C. Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới.
D. Các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu
- Câu 29 : Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.
B. Để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người.
C. Để thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
D. Để tận dụng thế mạnh về tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản.
- Câu 30 : Ý nào không đúng khi nói về phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa?
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.
B. giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.
C. thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập.
D. tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá
- Câu 31 : Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh vì?
A. phong cách phục vụ chuyên nghiệp
B. thu hút được nguồn vốn lớn từ đâù tư nước ngoài.
C. chiến lược phát triển táo bạo, cơ sở vật chất được hiện đại hoá.
D. được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều.
- Câu 32 : Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thuỷ điện?
A. Sông suối dài, nhiều nước quanh năm.
B. Sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.
C. Có nhiều hồ tự nhiên để tích trữ nước.
D. Có khí hậu nóng ẩm, mưa quanh năm.
- Câu 33 : Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về?
A. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
C. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái.
D. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực, thực phẩm
- Câu 34 : Hoạt động công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc do?
A. cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài.
B. cơ sở năng lượng của vùng được đảm bảo.
C. số lượng và chất lượng lao động tăng.
D. vị trí địa lí thuận lợi trao đổi hàng hóa.
- Câu 35 : Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta nhờ vào điều kiện nào sau đây?
A. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
B. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
C. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú.
D. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp.
- Câu 36 : Vì sao khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?
A. Đây là vùng có dân số đông nhất cả nước.
B. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhât cả nước
C. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất cả nước
D. Đây là vùng có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước.
- Câu 37 : Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.
B. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.
C. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
D. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
- Câu 38 : Cho bảng số liệu sau:SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ miền.
C. biểu đồ tròn.
D. biểu đồ cột.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)