Đề ôn tập Địa lý khu vực-quốc gia Địa 11 năm 2021...
- Câu 1 : Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn nào?
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương
B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
- Câu 2 : Sông lớn nhất ở Đồng bằng Đông Âu và được coi là biểu tượng của nước Nga là gì?
A. Ô-bi
B. Lêna
C. Vonga
D. Ê-nit-xây
- Câu 3 : Ranh giới tự nhiên phân chia lãnh thổ thành hai phần phía Đông và phía Tây là gì?
A. sông Lêna
B. sông Ênitxây
C. sông Obi
D. Cao nguyên Trung Xibia
- Câu 4 : Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư của Liên Bang Nga
A. Là nước đông dân
B. Dân số có xu hướng giảm
C. Mật độ dân số cao
D. Có nhiều dân tộc cùng chung sống
- Câu 5 : Liên Bang Nga nằm chủ yếu trong vành đai khí hậu nào?
A. Khí hậu cận nhiệt đới
B. Khí hậu ôn đới
C. Khí hậu ôn đới và cận cực
D. Khí hậu cận cực
- Câu 6 : Đặc điểm nào không đúng về xã hội, khoa học, kĩ thuật của Liên Bang Nga?
A. Trình độ học vấn khá cao
B. Có nhiều công trình khoa học có giá trị lớn
C. Đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản
D. Là nước thứ hai trên thế giới đưa con người lên vũ trụ
- Câu 7 : Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới ở Liên Bang Nga có tên là gì?
A. Biển Aran
B. Hồ Baican
C. Hồ Bankhat
D. Ngũ Hồ
- Câu 8 : Tại sao nói Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết
A. Liên Bang Nga là thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc
B. Liên Bang Nga là thành viên có diện tích lớn nhất trong Liên bang Xô viết
C. Liên Bang Nga có số dân nhất, trình độ học vấn cao nhất trong Liên bang Xô viết
D. Liên Bang Nga là thành viên có nhiều thành tự trong các ngành khoa học nhất
- Câu 9 : Ranh giới giữa đồng bằng đông Âu và đồng bằng Tây xi bia là địa hình gì?
A. sông Ê-nít-xây
B. núi U-ran
C. sông Ô-bi
D. sông Lê na
- Câu 10 : Đặc điểm nào không đúng về nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc của Liên Bang Nga
A. Nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn, nền kinh tế LB Nga vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên
B. Liên Bang Nga nằm trong nhóm NICs
C. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng thứ 4 thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện
D. Trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga vẫn còn gặp nhiều khóa khăn như phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám…
- Câu 11 : Ngành xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là gì?
A. Dịch vụ
B. Nông nghiệp
C. Thương mại
D. Công nghiệp
- Câu 12 : Dân thành thị của Liên bang Nga chủ yếu sống ở các đô thị có diện tích như thế nào?
A. rất lớn và lớn
B. lớn và trung bình
C. nhỏ và trung bình
D. trung bình và rất lớn
- Câu 13 : Công nghiệp truyền thống của Liên Bang Nga không bao gồm ngành công nghiệp nào?
A. công nghiệp năng lượng
B. công nghiệp khai thác vàng, kim cương
C. công nghiệp điện tử, hàng không
D. công nghiệp sản xuất giấy
- Câu 14 : Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu như thế nào?
A. lạnh, khô
B. cận nhiệt
C. lạnh, ẩm
D. ôn đới
- Câu 15 : Thủ đô Mat-xơ-va nổi tiếng thế giới với loại hình giao thông nào?
A. Hàng không
B. Cảng biển
C. Đường bộ
D. Xe điện ngầm
- Câu 16 : Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là gì?
A. công nghiệp quốc phòng
B. công nghiệp chế tạo máy
C. công nghiệp chế biến thực phẩm
D. công nghiệp luyện kim
- Câu 17 : Các vùng kinh tế quan trọng của nước Liên Bang Nga không bao gồm vùng nào?
A. Vùng Trung Ương
B. Vùng Đông Âu
C. Vùng trung tâm đất đen
D. Vùng viễn Đông
- Câu 18 : Năm 2006, Liên bang Nga đứng đầu thế giới về ngành gì?
A. than
B. sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên
C. bột giấy và xen-lu-lo
D. điện tử - tin học
- Câu 19 : Đặc điểm của vùng kinh tế U-ran là gì?
A. Có dải đất đen phì nhiêu, công nghiệp phát triển
B. Giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế
C. Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất
D. Là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương
- Câu 20 : Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là gì?
A. phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản
B. có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
C. các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển
D. một vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn
- Câu 21 : Những khó khăn về tự nhiên của Liên Bang Nga là gì?
A. Đồng bằng diện tích nhỏ, kém màu mỡ
B. Thiếu tài nguyên cho phát triển công nghiệp
C. Thiếu nước cho sản xuất
D. Nhiều vùng có khí hậu băng giá hoặc khô hạn
- Câu 22 : Diện tích rừng của Liên Bang Nga phân bố tập trung ở đâu?
A. vùng núi Uran
B. phần lãnh thổ phía Đông
C. phần lãnh thổ phía Tây
D. đồng bằng Tây Xibia
- Câu 23 : Ngành mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga là gì?
A. khai thác vàng, kim cương
B. Sản xuất điện
C. Dầu khí
D. Nguyên tử
- Câu 24 : Bốn vùng kinh tế quan trọng của nước Liên Bang Nga không bao gồm vùng nào sau đây?
A. Vùng Trung Ương
B. Vùng Đông Âu
C. Vùng trung tâm đất đen
D. Vùng viễn Đông
- Câu 25 : Ngành kinh tế nào của Việt Nam gắn liền với sự hợp tác Nga - Việt?
A. Dầu khí
B. Nông nghiệp
C. Khai khoáng
D. Điện tử - tin học
- Câu 26 : Ngành chăn nuôi thú có lông quý của Liên bang Nga phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. đồng bằng Tây Xi-bia.
B. phía nam đất nước.
C. phía bắc đất nước.
D. đồng bằng Đông Âu.
- Câu 27 : Phía Đông của Liên bang Nga không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do đâu?
A. đất đai kém màu mỡ.
B. địa hình núi và cao nguyên.
C. thiếu nguồn nước cho tưới tiêu.
D. ít dân cư sinh sống.
- Câu 28 : Tại sao nói Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết?
A. Liên Bang Nga là thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc
B. Liên Bang Nga là thành viên có diện tích lớn nhất trong Liên bang Xô viết
C. Liên Bang Nga có số dân nhất, trình độ học vấn cao nhất trong Liên bang Xô viết
D. Liên Bang Nga là thành viên có nhiều thành tự trong các ngành khoa học nhất
- Câu 29 : Cửa ngõ giúp Liên bang Nga giao lưu thuận lợi với các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành phố nào?
A. Xanh Pêtécbua.
B. Vlađivôxtốc.
C. Muốcman.
D. Nôvôxibiếc.
- Câu 30 : Vùng kinh tế Trung ương của Liên Bang Nga không có đặc điểm nào sau đây:
A. Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp
C. Tập trung nhiều ngành công nghiệp
D. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn
- Câu 31 : Nguyên nhân quan trọng nhất giúp nền kinh tế Liên bang Nga khôi phục lại vị trí cường quốc từ năm 2000 đến nay là do đâu?
A. tận dụng các khoản vay nước ngoài.
B. kế thừa chính sách kinh tế của Liên Xô.
C. thực hiện Chiến lược kinh tế mới.
D. đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng.
- Câu 32 : Đặc điểm không đúng về nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc của Liên Bang Nga là gì?
A. Nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn, nền kinh tế LB Nga vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên
B. Liên Bang Nga nằm trong nhóm NICs
C. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng thứ 4 thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện
D. Trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga vẫn còn gặp nhiều khóa khăn như phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám…
- Câu 33 : Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là gì?
A. công nghiệp điện lực.
B. công nghiệp khai thác dầu khí.
C. công nghiệp luyện kim.
D. công nghiệp khai thác than.
- Câu 34 : Những đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Trung ương Liên Bang Nga không bao gồm các vùng nào?
A. Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất
B. Tập trung nhiều ngành công nghiệp
C. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn
D. Có dải đất đen phì nhiêu, thích hợp sản xuất nông nghiệp
- Câu 35 : Ý nào sau đây không phải thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?
A. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
B. Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
C. Giá trị xuất siêu ngay càng tăng.
D. Đời sống nhân dân được nâng cao.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á