Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021- Trường THC...
- Câu 1 : Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong bao nhiêu ngày?
A. 14 ngày.
B. 15 ngày
C. 28 ngày.
D. 30 ngày.
- Câu 2 : Chủ trương của Đảng ta trong việc đối phó với quân Tưởng?
A. Quyết tâm đánh Tưởng ngay từ đầu
B. Hòa hoãn với Tưởng để tập trung lực lượng đánh Pháp
C. Nhờ vào Anh để đánh Tưởng
D. Đầu hàng Tưởng
- Câu 3 : Bản “ Quân lệnh số 1” ra đời ở đâu?
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng.
B. Tổng bộ Việt Minh.
C. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
D. Đại hội Quốc dân.
- Câu 4 : Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945, có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất (18/8/1945). Đó là những tỉnh nào?
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
B. Bắc Cạn, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam
C. Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tỉnh, Quảng Nam
D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Ngãi
- Câu 5 : Ý nghĩa lớn nhất của cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
A. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
B. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.
- Câu 6 : Sang năm 1943, Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng lập ra bao nhiêu ban xung phong “Nam tiến”?
A. Lập ra 17 ban xung phong “ Nam tiến”.
B. Lập ra 18 ban xung phong “ Nam tiến”.
C. Lập ra 19 ban xung phong “ Nam tiến”.
D. Lập ra 20 ban xung phong “ Nam tiến”.
- Câu 7 : Báo chí của Đảng và Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú, đã góp phần vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng. Đó là các tờ báo:
A. Tiền phong,Dân chúng,Lao động.
B. Bạn dân,tin tức.
C. Thanh niên,Nhành lúa.
D. Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập.
- Câu 8 : Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng,clúc mới thành lập có bao nhiêu người?
A. Do đồng chí Trường Chinh làm đội trưởng, có 28 người.
B. Do đồng chí Võ Nguyên Giap làm đội trưởng, có 36 người.
C. Do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, có 34 người.
D. Do đồng chí Võ Nguyên Giap làm đội trưởng, có 35 người.
- Câu 9 : Khẩu hiệu “ Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu trong:
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
B. Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945).
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (14-15/8/1945).
D. Đại hội Tân Trào (16/8/1945).
- Câu 10 : Soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập là ai?
A. Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
B. Tổng bộ Việt Minh.
C. Ban thường vụ Trung ương Đảng.
D. Hồ Chí Minh.
- Câu 11 : Điều kiện khách quan bên ngoài nào sau đây,tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành độc lập khi Chiến tranh thế giới đang tới những ngày cuối?
A. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu.
B. Sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô-Đức.
C. Sự thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu.
D. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.
- Câu 12 : Phát xít Nhật đầu hàng quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt,chính phủ tay sai thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi để:
A. Hưởng ứng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
B. Đảng ta kịp thời phát Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
C. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.
D. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Câu 13 : “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến,toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...” Đó là lời kêu gọi của:
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945).
B. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa.
C. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945).
D. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Câu 14 : Nghị quyết nào của Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước,giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam?
A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (10-19/5/941).
B. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945).
C. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân ở Tân Trào.
D. Nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngay đêm 9/3/1945.
- Câu 15 : “Đồng bào kéo rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức.Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn,Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền”. Đây là không khí của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở ?
A. Hà Nội(19/8/1945).
B. Huế (23/8/1945).
C. Sài Gòn (25/8/1945).
D. Bắc Giang,Hải Dương (18/8/1945).
- Câu 16 : Nguyên nhân nào là cơ bản quyết định sự thắng lợi Cách mạng tháng 8 năm 1945?
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước,đã đấu tranh kiên cường bất khuất.
B. Có khối liên minh công nông vững chắc,tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận thống nhất.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức- Nhât.
- Câu 17 : Trong Cách mạng tháng Tám 1945,Đảng ra sử dụng phương pháp đấu tranh cơ bản gì?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh chính trị.
- Câu 18 : Cuộc khởi nghĩa có tiếng vang nhanh trong cả nước,có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác,làm tăng thêm cuộc khủng hoảng trong hàng ngũ địch. Đó là ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Giang.
B. Khởi nghĩa Hà Nội.
C. Khởi nghĩa ở Huế.
D. Khởi nghĩa ở Sài Gòn
- Câu 19 : Những đại biểu thuộc các thành phần nào tham dự Đại hội Quốc dân tại Tân Trào vào ngày 16/8/1945?
A. Ba xứ thuộc đủ các giới,các doàn thể,các dân tộc tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
B. Giai cấp công nhân,nông dân cả nước.
C. Giai cấp tiểu tư sản,học sinh,sinh viên,trí thức cả nước.
D. Các đảng phái đoàn thể tổ chức mặt trận trong cả nước.
- Câu 20 : Tổ chức liên kết khu vực ra đời ở Châu Âu đầu tiên là tổ chức nào?
A. Cộng đồng châu Âu.
B. Cộng đồng than thép châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
- Câu 21 : Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?
A. Đều chịu sự cạnh tranh của các nước XHCN.
B. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
C. Đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
D. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Câu 22 : Năm 1995 đánh dấu mốc quan trọng nào trong mối quan hệ Việt – Mĩ?
A. Đối đầu căng thẳng.
B. Mĩ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế.
- Câu 23 : Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân cũ chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ thực dân.
- Câu 24 : Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã
A. Phát triển ở một mức độ nhất định.
B. Phát triển vượt bậc, không gì so sánh được.
C. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
D. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới.
- Câu 25 : Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apacthai ở Nam Phi là
A. Nen-xơn Man-đê-la.
B. Xu-Cac-Nô.
C. Nat – xe.
D. Yat-xe-A-Ra-Phat
- Câu 26 : Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh như thế nào?
A. chịu tổn thất nặng nề.
B. thu nhiều lợi nhuận nhờ chiến tranh.
C. giàu tài nguyên thiên nhiên.
D. nhận sự trợ giúp của Liên Xô.
- Câu 27 : Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.
B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.
C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa
- Câu 28 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?
A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế ở Việt Nam.
C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào ngành giao thông vận tải của Việt Nam.
D. Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu