Đề thi thử THPTQG năm 2020 môn Địa lý - Trường THP...
- Câu 1 : Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là
A. mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
B. mang tính chất nhiệt đới khô.
C. mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
D. mang tính chất ôn hòa.
- Câu 2 : Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 35 hải lí, vậy con tàu đó cách đường biên giới quốc gia trên biển theo đường chim bay là bao nhiêu?
A. 22 224 m.
B. 42 596 m.
C. 64 820 m.
D. 20 372 m.
- Câu 3 : Ba dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam ở Tây Bắc là
A. Các sơn nguyên và cao nguyên, Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng.
B. Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng, núi dọc biên giới Việt – Lào.
C. Núi dọc biên giới Việt – Lào, Phan – xi – păng, các sơn nguyên và cao nguyên.
D. Hoàng Liên Sơn, núi dọc biên giới Việt – Lào, các sơn nguyên và cao nguyên.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là
A. Duyên hải miền Trung.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Bắc.
- Câu 5 : Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta gây mưa lớn cho
A. Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. suốt dài đồng bằng miền Trung.
- Câu 6 : Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là
A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.
B. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.
C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.
D. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa.
- Câu 7 : cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là
A. Ven biển Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc.
D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.
- Câu 8 : Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng, nằm ở các bậc độ cao khác nhau là
A. Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc.
- Câu 9 : Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì dệt may chiếm
A. 54,8%
B. 55,8%
C. 56,8%
D. 57,8%
- Câu 10 : Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí VIệt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Tây khô nóng vào mùa hạ là
A. Đông Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Nam Bộ.
- Câu 11 : Đặc điểm không đúng với phần lớn các nước Đông Nam Á là
A. dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
B. có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
C. nguồn lao động dồi dào.
D. lao động có chuyên môn kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ lớn.
- Câu 12 : Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 — 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng
A. 1284 nghìn ha.
B. 1428 nghìn ha.
C. 12184 nghìn ha.
D. 1824 nghìn ha.
- Câu 13 : Thế mạnh nào sau đây không nổi bật ở khu vực đồi núi nước ta?
A. Tiềm năng du lịch phong phú.
B. Nguồn thủy năng dồi dào.
C. Đất rộng cho trồng cây lương thực.
D. Cơ sở phát triển lâm – nông nghiệp.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. Sông Cả.
B. Sông Bến Hải.
C. Sông Gianh.
D. Sông Mã.
- Câu 15 : Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. Xích đạo.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Nhiệt đới gió mùa.
- Câu 16 : Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là
A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.
B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.
C. tiếp cận nguồn lực thế giới và công nghệ.
D. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.
- Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và 26, vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Cát Bà.
B. Ba Bể.
C. Xuân Thuỷ.
D. Ba Vì.
- Câu 18 : Cho bảng số liệu:SỐ DÂN VÀ GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NĂM 2016
A. Cột ghép
B. Đường
C. Tròn
D. Miền
- Câu 19 : Cho biểu đồ:Cơ cấu số lượng vật nuôi Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
A. Tỉ trọng bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.
B. Tỉ trọng lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn tỉ trọng của trâu và lợn của Tây Nguyên cộng lại.
C. Tỉ trọng lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.
D. Tỉ trọng trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.
- Câu 20 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phú Quốc.
B. Định An.
C. Nhơn Hội.
D. Năm Căn.
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mô đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Bắc.
- Câu 22 : Các thiên tai diễn ra nhiều ở vùng biển nước ta là
A. bão, sạt lở bờ biển, động đất.
B. cát bay, cát nhảy, động đất, sạt lở bờ biển.
C. sạt lở bờ biển, bão, sóng thần.
D. bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.
- Câu 23 : Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á chủ yếu do
A. thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư.
B. hiện đại hóa mạng lưới giao thông.
C. nâng cao chất lượng nguồn lao động.
D. đa dạng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và 26, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thái Nguyên, Hạ Long.
B. Lạng Sơn, Việt Trì.
C. Thái Nguyên, Việt Trì.
D. Việt Trì, Bắc Giang.
- Câu 25 : Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
A. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.
B. Là vùng tập trung đảo lớn nhất thế giới.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Luyện kim màu.
B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Đóng tàu.
D. Chế biến nông sản.
- Câu 27 : Nguyên nhân nào sau đây làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên?
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Đất phù sa màu mỡ.
C. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
D. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)