Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 11 năm 2019 - 2020...
- Câu 1 : Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản để giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.
B. Tăng tỉ lệ người đã qua đào tạo nghề.
C. Mở rộng thị trường lao động.
D. Nâng cao sự hiểu biết của người dân
- Câu 2 : Trường THPT Ánh Sáng đã tổ chức cho học sinh góp ý Dự thảo Luật Giáo Dục. Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh thực hiện quyền dân chủ nào sau đây?
A. Thực hiện quyền dân chủ gián tiếp.
B. Thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.
C. Thực hiện quyền dân chủ đại diện.
D. Thực hiện quyền tự do và dân chủ.
- Câu 3 : Bạn Z là học sinh lớp 11. Em thường có bài được đăng trên báo. Vậy Z đã thực hiện được quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Xã hội.
- Câu 4 : Quá độ lên CNXH ở nước ta bỏ qua chế độ TBCN được hiểu là
A. bỏ qua toàn bộ sự phát triển của TBCN.
B. bỏ qua việc sử dụng những thành tựu mà TBCN đã đạt được.
C. bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của QHSX TBCN.
D. bỏ qua phương thức quản lí của TBCN.
- Câu 5 : Nội dung nào dưới đây không phải đặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta?
A. XH có nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
B. XH do giai cấp vô sản thế giới lãnh đạo.
C. XH dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
D. XH do nhân dân lao động làm chủ
- Câu 6 : Khẳng định: 'Thiếu việc làm -vấn đề bức xúc ở cả thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay" là nội dung về
A. định hướng về giải quyết việc làm.
B. mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm.
C. phương hướng chính sách giải quyết việc làm.
D. tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.
- Câu 7 : Ông An năm nay 82 tuổi, được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế để đi khám chữa bệnh. Theo em đây là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Lao động
- Câu 8 : Việc nhà nước mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo cuộc sống của họ và trở giúp họ khi gặp rủi ro là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực
A. xã hội.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. kinh tế.
- Câu 9 : N và C học sinh lớp 11 tham gia cuộc thi sáng tác thơ về chủ đề « Biển đảo quê em » và đạt giải cao. Một hôm, chị F là học sinh lớp 12 ở tỉnh B sang chơi, vô tình thấy bài thơ của N đã lén chụp lại và chỉnh sửa một chút nội dung và thay tên tác giả gửi đăng báo. Bố của F cho rằng làm vậy là vi phạm quyền tác giả sẽ không được công nhận, mẹ của F cho rằng không vi phạm vì các em chỉ là học sinh. Những ai dưới đây thể hiện không đúng nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Bố mẹ F và F.
B. N, C và bố F.
C. N, C và F.
D. Chị F và mẹ.
- Câu 10 : Trong các hình thức quá độ dưới đây hình thức quá độ nào được áp dụng ở Việt Nam ?
A. Quá độ trực tiếp từ XH tiền TBCN lên CNXH.
B. Quá độ tuân theo quy luật khách quan của XH loài người.
C. Quá độ gián tiếp từ XH tiền TBCN lên CNXH.
D. Quá độ thông qua một giai đoạn trung gian lên CNXH.
- Câu 11 : Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp địa chủ.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp nông dân.
- Câu 12 : Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta ?
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực.
B. Nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực.
C. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực
D. Nâng cao việc quản lí chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực
- Câu 13 : Tính đúng đắn của sự quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta được căn cứ vào cơ sở nào sau đây?
A. Vì CNTB có nhiều hạn chế.
B. Từ kinh nghiệm của các nước đi trước.
C. Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử dân tộc.
D. Phù hợp với mong muốn của Đảng Cộng Sản.
- Câu 14 : Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là?
A. Tăng cường công tác tổ chức và giáo dục.
B. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.
C. Tăng cường công tác vận động nhân dân.
D. Nâng cao đời sống nhân dân
- Câu 15 : Chị D tham gia lớp học nghề để đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Chị D đã thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Chính sách giải quyết việc làm.
B. Chính sách văn hóa.
C. Chính sách đào tạo.
D. Chính sách giáo dục.
- Câu 16 : Vợ chồng Anh M và chị X đã có hai con, một trai và một gái nhưng đứa con trai bị teo cơ bẩm sinh. Chị X muốn dành những điều kiện tốt nhất để chữa trị cho con trai, nhưng chồng chị X ép buộc vợ phải sinh thêm con trai nữa. Bà L mẹ chồng chị ra điều kiện nếu không sinh thêm con trai bà sẽ không chia tài sản thừa kế cho vợ chồng chị. Thấy vậy mẹ đẻ chị X khuyên con gái không nên chống lại gia đình nhà chồng. Những ai dưới đây có hiểu biết không đúng về chính sách dân số của nước ta?
A. Bà L và anh M.
B. Vợ chồng anh M và bà L.
C. Hai mẹ con anh M và mẹ đẻ chị X.
D. Vợ chồng anh M.
- Câu 17 : ''Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện '' là
A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
B. bản chất của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
C. tính chất của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
D. đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Câu 18 : Trong các kiểu nhà nước dưới đây nhà nước nào khác về chất so với các kiểu nhà nước còn lại?
A. Nhà nước XHCN.
B. Nhà nước CHNL.
C. Nhà nước TBCN.
D. Nhà nước PK
- Câu 19 : Khi phát hiện một hành vi tham nhũng, trong trường hợp này em sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?
A. Giả lơ như không biết gì.
B. Trao đổi với bạn bè về sự việc này.
C. Viết đơn tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền.
D. Đưa sự việc này lên mạng internet.
- Câu 20 : Nhà nước xuất hiện do
A. ý chí của giai cấp bị trị.
B. ý chí của giai cấp thống trị.
C. ý muốn của con người.
D. ý muốn của quần chúng nhân dân.
- Câu 21 : Trong dịp tiếp xúc cử tri, chủ tịch tỉnh P nghe đồng chí chủ tịch xã báo cáo tổng kết cuối năm. Tham dự cuộc họp, Bà Y nêu ý kiến mong chính quyền có hỗ trợ để bà con tiếp tục duy trì các nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm. Anh K và N đưa ra ý kiến cần khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất, dịch vụ, kinh doanh có như vậy người lao động mới có việc làm và thu nhập. Thấy không khí trao đổi đang nóng lên đồng chí chủ tịch xã đã ngăn cản không cho bà con phát biểu tiếp. Những ai dưới đây đã có ý kiến đóng góp đúng đắn về vấn đề giải quyết việc làm hiện nay?
A. Bà Y, anh K và anh N.
B. Chủ tịch xã và bà con.
C. Chủ tịch tỉnh và chủ tịch xã.
D. Chủ tịch xã.
- Câu 22 : Giáo viên chủ nhiệm lớp 11A dàn dựng tiết mục đồng ca để cả lớp tham gia hội diễn văn nghệ của nhà trường là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực
A. văn hóa.
B. xã hội.
C. chính trị.
D. kinh tế
- Câu 23 : Chị K tham gia lớp tập huấn về dinh dưỡng nuôi dạy con tốt. Chị K đã góp phần thực hiện phương hướng nào của chính sách dân số?
A. Làm tốt công tác tuyên truyền dân số.
B. Nâng cao hiểu biết của người dân về sức khỏe sinh sản.
C. Xã hội hóa công tác dân số.
D. Nâng cao hiểu biết của người dân về chính sách dân số.
- Câu 24 : Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại, bạo loạn.
B. Nhà nước là công cụ để nhân dân thực quyền làm chủ.
C. Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế.
D. Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học
- Câu 25 : Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội là nội dung của
A. vai trò của nhà nước pháp quyền.
B. chức năng của nhà nước pháp quyền.
C. khái niệm nhà nước pháp quyền.
D. ý nghĩa của nhà nước pháp quyền.
- Câu 26 : Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo nghệ thuật của chính mình.
B. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
C. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
D. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
- Câu 27 : ''Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là biện pháp để phòng ngừa tham nhũng''. Là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực nào sau đây ?
A. Xã hội.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Kinh tế.
- Câu 28 : Chức năng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
B. Trấn áp các giai cấp đối kháng.
C. Tổ chức và xây dựng.
D. Trấn áp và tổ chức xây dựng
- Câu 29 : Để tạo thêm việc làm mới, nước ta cần quan tâm thực hiện phương hướng cơ bản nào sau đây?
A. Thu hút nhân lực về các khu đô thị lớn.
B. Chuyển bớt dân số về nông thôn.
C. Ngăn cấm việc di dân.
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Câu 30 : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ:
A. Phát triển hoàn thiện trong lịch sử.
B. Phát triển rộng rãi và triệt để nhất trong lịch sử.
C. Phát triển cao nhất trong lịch sử.
D. Phát triển tuyệt đối nhất trong lịch sử
- Câu 31 : Ở nước ta, chính sách dân số và giải quyết việc làm được xem là:
A. Chính sách xã hội cơ bản.
B. Đường lối kinh tế trọng điểm.
C. Chủ trương xã hội quan trọng.
D. Giải pháp kinh tế căn bản
- Câu 32 : Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước ra đời gắn liền với sự xuất hiện của:
A. Sự chiếm đoạt tài sản.
B. Của cải dư thừa.
C. Chế độ áp bức, bóc lột.
D. Chế độ tư hữu.
- Câu 33 : Thách thức lớn nhất của chính sách việc làm ở nước ta hiện nay là tình trạng:
A. Thiếu ngành nghề kỹ thuật cao.
B. Thiếu sự đa dạng các ngành nghề.
C. Thiếu việc làm.
D. Thiếu nhân công
- Câu 34 : Dân chủ trong lĩnh vực chính trị thể hiện ở:
A. Quyền bình đẳng nam nữ.
B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
C. Quyền có việc làm.
D. Quyền tự do kinh doanh.
- Câu 35 : Ngày dân số thế giới là ngày:
A. 31/5.
B. 5/6.
C. 11/7.
D. 1/12
- Câu 36 : Trong hệ thống chính trị nước ta, yếu tố nào giữ vai trò là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị?
A. hệ thống nhà nước.
B. mặt trận tổ quốc Việt nam
C. câu lạc bộ nông dân.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 37 : Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp này em sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa?
A. Trao đổi với bạn bề về hành vi này.
B. Lơ đi xem như không biết gì.
C. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
D. Đưa sự việc này lên Facebook
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa