Trắc nghiệm Địa lí 10 Chương 3 (có đáp án): Khí qu...
- Câu 1 : Khí quyển là
A. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của Mặt Trăng
B. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của Hỏa tinh
C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời
D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các vận động kiến tạo
- Câu 2 : Không khí bao gồm các thành phần nào sau đây
A. Nitơ, H2O, CO2
B. Ôxi, nitơ, H2O
C. Ôxi, nitơ, CO2
D. Ôxi, nitơ, hơi nước và các khí khác
- Câu 3 : Chất khí nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất trong không khí
A. Nitơ
B. Ôxi
C. Ar
D. CO2
- Câu 4 : Trong cấu trúc khí quyển, tầng nào sau đây có vị trí tiếp giáp với bề mặt Trái Đất và tập trung hầu hết sinh vật và con người
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng nhiệt
D. Tầng ngoài
- Câu 5 : Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng đối lưu
A. Có độ dày ở Xích đạo lớn hơn ở cực
B. Ở đỉnh tầng đối lưu, nhiệt độ giảm xuống còn 0 độ
C. Chiếm 80% khối lượng không khí của khí quyển
D. Không khí chủ yếu chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Câu 6 : Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm do nguyên nhân nào sau đây
A. Không khí khô, loãng
B. Tầng này tập trung phần lớn khí ôzôn
C. Độ dày không khí khác nhau giữa các khu vực
D. Các phần tử vật chất rắn càng lên cao càng ít
- Câu 7 : Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng bình lưu
A. Không khí khô, loãng
B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
C. Không khí chuyển động theo chiều ngang
D. Tập trung phần lớn khí ôzôn
- Câu 8 : Tầng khí quyển nào sau đây có thành phần chủ yếu là hêli và hiđrô
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng nhiệt
D. Tầng ngoài
- Câu 9 : Tầng khí quyển nào sau đây có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng giữa
D. Tầng nhiệt
- Câu 10 : Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng giữa
A. Độ ẩm không khí rất cao
B. Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao
C. Nhiệt độ ở đỉnh tầng từ -70 độ đến -80 độ
D. Từ mặt đất đến hết tầng khí quyển giữa chiến hơn 99,5% khối lượng khí quyển
- Câu 11 : Lớp ôzôn có tác dụn nào sau đây
A. Giảm nhiễu loạn thời tiết
B. Giảm ô nhiễm không khí
C. Chống lại hiện tượng mưa axit
D. Ngăn tia tử ngoại chiếu trực tiếp xuống Trái Đất
- Câu 12 : Lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng không khí do nguyên nhân nào sau đây
A. Mưa axit
B. Diện tích rừng suy giảm
C. Khí thải từ hoạt động công nghiệp
D. Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải
- Câu 13 : Ở mỗi bán cầu có các khối khí chính – kí hiệu nào sau đây
A. Địa cực – A, ôn đới – P, chí tuyến – T, Xích đạo – E
B. Địa cực – A, ôn đới – P, lục địa – c, đại dương – m
C. Chí tuyến – T, Xích đạo – E, lục địa – c, đại dương – m
D. Địa cực – A, Xích đạo – E, lục địa – c, đại dương – m
- Câu 14 : Khối khí địa cực có tính chất nào sau đây
A. Rất lạnh
B. Lạnh
C. Rất nóng
D. Nóng, ẩm
- Câu 15 : Khối khí ôn đới có tính chất nào sau đây
A. Rất lạnh
B. Lạnh
C. Rất nóng
D. Nóng, ẩm
- Câu 16 : Khối khí nào sau đây có tính chất rất nóng
A. Địa cực
B. Ôn đới
C. Chí tuyến
D. Xích đạo
- Câu 17 : Khối khí nào sau đây có tính chất nóng, ẩm
A. Địa cực
B. Ôn đới
C. Chí tuyến
D. Xích đạo
- Câu 18 : Khối khí nào sau đây chỉ có kiểu hải dương
A. Địa cực
B. Ôn đới
C. Chí tuyến
D. Xích đạo
- Câu 19 : Hai khối khí hai bên frông khác nhau cơ bản về
A. Tính chất vật lí
B. Tính chất hóa học
C. Tốc độ di chuyển
D. Độ ẩm không khí
- Câu 20 : Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của frông
A. Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí khác nhau về tính chất vật lí
B. Những vùng có frông đi qua thời tiết thường thay đổi đột ngột
C. Mỗi bán cầu có hai frông căn bản là frông địa cực và frông ôn đới
D. Giữa hai khối khí chí tuyến và Xích đạo tồn tại frông thường xuyên và liên tục
- Câu 21 : Dải hội tụ nhiệt đới nằm giữa hai khối khí nào sau đây
A. Địa cực và ôn đới
B. Ôn đới và chí tuyến
C. Chí tuyến và Xích đạo
D. Khối khí Xích đạo Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam
- Câu 22 : Vào mùa đông, từ miền Bắc đến dãy Bạch Mã của nước ta chịu tác động chủ yếu của khối không khí nào sau đây
A. Xích đạo hải dương
B. Chí tuyến hải dương
C. Ôn đới lục địa
D. Ôn đới hải dương
- Câu 23 : Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, từ dãy Bạch Mã đến miền Nam của nước ta chịu tác động chủ yếu của khối khí nào sau đây
A. Xích đạo hải dương
B. Chí tuyến hải dương
C. Ôn đới lục địa
D. Ôn đới hải dương
- Câu 24 : Quanh năm, nước ta chịu ảnh hưởng của khối không khí nào sau đây
A. Xích đạo nóng ẩm
B. Chí tuyến hải dương
C. Chí tuyến lục địa
D. Ôn đới hải dương
- Câu 25 : Vào nửa sau mùa hạ, khối không khí nào sau đây tác động gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên
A. Xích đạo nóng ẩm
B. Chí tuyến hải dương
C. Chí tuyến lục địa
D. Ôn đới hải dương
- Câu 26 : Frông và dải hội tụ nhiệt đới giống nhau ở điểm nào sau đây
A. Gây nhiễu loạn thời tiết
B. Mưa do không khí ẩm bốc lên cao
C. Nơi gặp gỡ giữa hai khối khí có cùng hướng gió
D. Nơi gặp gỡ của hai khối khí có cùng tính chất vật lí
- Câu 27 : Nơi nào sau đây có nhiệt lượng cao nhất trên bề mặt Trái Đất
A. Xích đạo
B. Chí tuyến
C. Ôn đới
D. Cực
- Câu 28 : Ý nào sau đây lí giải nguyên nhân nhiệt độ trung bình nằm ở vĩ độ 20 độ lớn hơn ở Xích đạo
A. Góc nhập xạ ở vĩ độ 20 độ lớn hơn ở Xích đạo
B. Ở vĩ độ 20 độ có tầng khí quyển mỏng hơn ở Xích đạo
C. Ở vĩ độ 20 độ không khí khô, Xích đạo chứa nhiều không khí ẩm
D. Ở vĩ độ 20 độ có thảm thực vật kém phát triển, diện tích lục địa lớn hơn Xích đạo
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới