Đề thi thử THPTQG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT...
- Câu 1 : Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là
A. ba loại U, G, X.
B. ba loại U, A, X.
C. ba loại A, G, X.
D. ba loại G, A, U.
- Câu 2 : Ở thực vật, hooc môn có vai trò thúc quả chóng chín là
A. êtilen.
B. axit abxixic.
C. xitôkinin.
D. auxin.
- Câu 3 : Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây như sau:1. Gây độc hại đối với cây.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 2.
D. 1, 2, 4.
- Câu 4 : Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ như sau:(9) Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.
A. 2,5,4,9,1,3,6,8,7.
B. 2,4,1,5,3,6,8,7.
C. 2,4,5,1,3,6,7,8.
D. 2,5,1,4,6,3,7,8.
- Câu 5 : Ở sinh vật nhân thực, trình tự nucleotit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là
A. đoạn êxôn.
B. vùng vận hành.
C. đoạn intron.
D. gen phân mảnh.
- Câu 6 : Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.coli, xét trên toàn bộ phân tử ADN
A. Hai mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
B. Hai mạch mới được tổng hợp liên tục.
C. Theo chiều tháo xoắn, mạch 3’ → 5’ được tổng hợp liên tục, mạch 5’ → 3’ được tổng hợp gián đoạn.
D. Mạch mã gốc được tổng hợp liên tục, mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn.
- Câu 7 : Trong số các vitamin A, B, C, D, K, E thì vitamin nào tan trong nước?
A. A, D, E, K.
B. B. C.
C. A, B, C, D.
D. B, C, D, E.
- Câu 8 : Cho 1 mARN sơ khai ở sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit như sau5’ …XAGGXAUGUGGXUUGGGUUUAAAUGX…3’.
A. Vùng mã hóa.
B. Vùng kết thúc.
C. Các intron.
D. Vùng điều hòa.
- Câu 9 : Hình thức sống của virut là :
A. Sống kí sinh không bắt buộc
B. Sống kí sinh bắt buộc
C. Sống cộng sinh
D. Sống hoại sinh
- Câu 10 : Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc, ranh giới giữa vùng điều hòa và vùng mã hóa là
A. bộ ba kết thúc
B. bộ ba đối mã
C. bộ ba mở đầu
D. bộ ba mã hóa
- Câu 11 : Trong quá trình nhân đôi ADN, các enzim tham gia gồm:(1) enzim ADN pôlimeraza. (2) enzim ligaza.
A. (3); (4); (1); (2).
B. (2); (3); (1); (4).
C. (4); (3); (2); (1).
D. (3); (2); (1); (4).
- Câu 12 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?(1) là mã bộ 3. (2) gồm 62 bộ ba. (3) có 3 mã kết thúc. (4) mang tính thoái hóa.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 13 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, trong trường hợp trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng ba nhiễm (2n +1) xảy ra, thì số kiểu gen dạng ba nhiễm (2n +1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là:
A. 48
B. 6
C. 12
D. 24
- Câu 14 : Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại X?
A. 19
B. 27
C. 37
D. 8
- Câu 15 : Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến
A. đảo đoạn có tâm động
B. đảo đoạn ngoài tâm động
C. chuyển đoạn không tương hỗ
D. chuyển đoạn tương hỗ
- Câu 16 : Một chủng vi khuẩn E. coli bị đột biến không thể phân giải được đường latose mà chỉ có thể phân giải được các loại đường khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là:
A. Đột biến gen đã xảy ra hoặc ở vùng khởi động hoặc ở vùng mã hóa của gen thuộc Operon Lac.
B. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động của Operon Lac.
C. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng vận hành của Operon Lac.
D. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng mã hóa của một trong các gen của Operon Lac.
- Câu 17 : Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 20. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyêt, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A. 19
B. 21
C. 10
D. 11
- Câu 18 : Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tựnuclêôtit như sau:Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2)
A. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2).
B. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).
C. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2).
D. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).
- Câu 19 : Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?
A. Tế bào sinh dục thừa 1 NST
B. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc
C. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.
D. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST
- Câu 20 : Trên một chạc chữ Y của đơn vị nhân đôi có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị nhân đôi trên là:
A. 468
B. 464
C. 466
D. 460
- Câu 21 : Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là
A. 1/125.
B. 16/125.
C. 64/125.
D. 4/125.
- Câu 22 : Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 A0. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nuclêôtit, T1 = 220 nuclêôtit. Gen này thực hiện nhân đôi một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen nói trên là:
A. A=T=30240; G=X=45360.
B. A=T=29760; G=X=44640.
C. A=T=16380; G=X=13860.
D. A=T=14880; G=X=22320.
- Câu 23 : Đột biến–làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
- Câu 24 : Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì
A. nó được cắt thành nhiều đoạn.
B. đường kính của nó rất nhỏ.
C. nó được dồn nén lai thành nhân con.
D. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ.
- Câu 25 : Giả sử một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:3’ GAU - AUG- XXX - AAA- UAG– GUA - XGA–5’
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 26 : Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.
A. (1), (4) và (5)
B. (1), (2) và (3)
C. (1), (3) và (5)
D. (1), (2) và (4)
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen