Đề thi HK2 môn Lịch Sử lớp 6 trường THCS Mỹ Đức -...
- Câu 1 : Từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là
A bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận.
B bị chia nhỏ để dễ cai trị.
C bị bóc lột dã man.
D mở rộng đến mũi Cà Mau.
- Câu 2 : Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là
A quan lại người Hán.
B Lạc tướng người Việt.
C quan lại cả người Việt và người Hán.
D Bồ chính người Việt.
- Câu 3 : Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta là để nhằm mục đích
A thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt.
B trực tiếp cai trị xuống tận làng, xã.
C cai trị gián tiếp thông quan bộ máy chính quyền tay sai.
D chia sẻ quyền lực với quan lại người Việt.
- Câu 4 : Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
A chính sách cai trị của nhà Hán hết sức thâm độc.
B chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết chết.
C Tô Định đánh thuế nặng vào hai mặt hàng muối và sắt khiến nhân dân rất bất bình.
D chính sách cai trị thâm độc của nhà Hán và muốn trả thù cho Thi Sách.
- Câu 5 : Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã
A xóa bỏ tên châu Giao, sáp nhập vào Quảng Châu.
B đổi tên châu Giao thành Giao Châu.
C giữ nguyên châu Giao.
D giữ nguyên châu Giao và đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức Huyện lệnh.
- Câu 6 : Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc bóc lột nhân dân ta là
A bắt dân ta đóng thuế ruộng đất bằng thóc.
B độc quyền về muối và sắt, đánh thuế nặng hai mặt hàng này.
C bắt dân ta đi lao dịch.
D bắt dân ta cống nộp các sản vật quý.
- Câu 7 : Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta nhằm mục đích
A tăng dân số ở Âu Lạc.
B tiếp tục chính sách đồng hóa nhân dân ta.
C đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích.
D để giúp đỡ nhân dân ta học chữ Hán.
- Câu 8 : Mục đích mà chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta là
A để giúp tất cả nhân dân ta biết chữ.
B giúp con em người Hán ở nước ta biết chữ Hán.
C đào tạo ra tầng lớp quan lại trung thành với người Hán.
D phổ biến chữ viết của người Hán ra khắp nơi, ngoài đất Trung Quốc.
- Câu 9 : Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm
A 248 TCN.
B 248.
C 284 TCN.
D 284.
- Câu 10 : Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại ách đô hộ của
A nhà Hán.
B nhà Nam Hán.
C nhà Ngô.
D nhà Tùy.
- Câu 11 : Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta là
A nhà Tùy.
B nhà Lương.
C nhà Ngô.
D nhà Hán.
- Câu 12 : Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào năm
A 524.
B 542.
C 602.
D 620.
- Câu 13 : Nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng, hào kiệt kéo về cùng Lý Bí khởi nghĩa là vì
A họ căm thù chính quyền đô hộ.
B họ muốn được làm quan sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
C họ căm thù chính quyền đô hộ và muốn giành lại độc lập cho dân tộc.
D họ muốn có ruộng đất để cày cấy.
- Câu 14 : Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào năm
A 544.
B 554.
C 556.
D 602.
- Câu 15 : Lý Bí đặt tên nước ta là
A Văn Lang.
B Âu Lạc.
C Vạn Xuân.
D Đại Cồ Việt.
- Câu 16 : Thế kỉ VII, dưới ách thống trị của nhà Đường, Giao Châu bị đổi thành
A châu Giao.
B An Nam đô hộ phủ.
C Giao Chỉ.
D Cửu Chân.
- Câu 17 : Công trình nghệ thuật đặc sắc của Cham-pa là
A nhà sàn.
B Phật nhà mồ.
C tháp Chăm.
D tượng phù điêu.
- Câu 18 : Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành được thắng lợi vào
A năm 917.
B năm 930.
C năm 931.
D năm 938.
- Câu 19 : Ngô Quyền quyết định chọn cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc vì ở đây
A địa thế rừng rậm hiểm trở, thủy triều lên xuống mạnh.
B cửa ngõ giao thông, thuận tiện cho việc đi lại.
C lòng sông sâu hơn chục mét và rộng hàng nghìn mét.
D gần rừng núi nên có nhiều gỗ.
- Câu 20 : Thắng lợi của trận Bạch Đằng có ý nghĩa trọng đại nhất là
A giữ vững nền độc lập tự chủ, mở ra thời đại độc lập lâu dài của dân tộc.
B đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán.
C rửa được thù nhà.
D ghi thêm một chiến thắng vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
- Câu 21 : Trận chiến trên sông Bạch Đằng của quân ta chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 diễn ra như thế nào?
- Câu 22 : Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 trận chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
- Câu 23 : Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc?
- Câu 24 : Em rút ra bài học lịch sử gì cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay thông qua các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc?
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta