Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (Có lờ...
- Câu 1 : Vị vua cuối cùng của triều Tiền Lê là ai?
A Lê Hoàn.
B Lê Long Đĩnh.
C Lê Long Du.
D Lê Long Việt.
- Câu 2 : Ai là người lập nên triều Lý?
A Lý Thường Kiệt.
B Lý Kế Nguyên.
C Lý Công Uẩn.
D Lý Thánh Tông.
- Câu 3 : Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành là gì?
A Thăng Long.
B Đại La.
C Cổ Pháp.
D Đại Việt.
- Câu 4 : Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là
A Luật nhà Lý.
B Luật lệ.
C Hình luật.
D Hình thư.
- Câu 5 : Quân đội nhà Lý chia ra làm những bộ phận nào?
A Quân các lộ và quân các phủ.
B Cấm quân và quân địa phương.
C Quân của 24 lộ.
D Quân triều đình và quân cấm.
- Câu 6 : Thời Lý, nhà nước cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động được gọi là chính sách gì?
A Gửi lính về quê.
B Đảm bảo kỉ luật quân đội.
C Phát triển nông nghiệp.
D Ngụ binh ư nông.
- Câu 7 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A Thế kỉ XI, kinh tế đã bước đầu phát triển, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
B Vua Lý không muốn đóng đô ơ Hoa Lư vì nhà Đinh – Tiền Lê đã ở trước đó.
C Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
D Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
- Câu 8 : Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?
A Để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.
B Họ là những người tài giỏi.
C Tránh bị kẻ gian lật đổ.
D Trong nước, không có người tài.
- Câu 9 : Trong Đại Việt sử kí toàn thư có viết: “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm trước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng…”.Từ đó, cho biết mục đích sự ra đời của Bộ luật Hình thư thời Lý là gì?
A Thể hiện sự tài giỏi của người biên soạn bộ luật, tránh gây phiền nhiễu đến triều đình.
B Tăng cường quyền lực của quan lại địa phương, nhân dân phải kiêng sợ.
C Để trừng trị những kẻ làm điều ác, gây hại đến triều đình.
D Bảm bảo công bằng, bảo vệ nhà vua, nhân dân, xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội.
- Câu 10 : Ý nào sau đây phản ánh không đúng về tổ chức chính quyền địa phương thời Lý?
A Đứng đầu nhà nước là vua.
B Chia cả nước thành 24 lộ, phủ.
C Đặt các chức tri phủ, tri châu.
D Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
- Câu 11 : Nhà Lý gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi với mục đích gì?
A Ràng buộc và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
B Bị các tù trưởng miền núi ép buộc.
C Chuẩn bị để đem quân thôn tính các vùng biên giới.
D Thực hiên chính sách đa dân tộc.
- Câu 12 : Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về tổ chức quân đội thời Lý?
A Tổ chức tập trung quyền lực vào bộ phận quân triều đình.
B Tổ chức quy củ, chặt chẽ, củng cố và phát triển quân đội.
C Tổ chức cồng kềnh, nhiều bộ phận chằng chéo, khó quản lí.
D Tổ chức đơn giản, ổn định được tình hình đất nước.
- Câu 13 : Nhận xét nào đúng nhất về chủ trương của nhà Lý đối với từ trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng?
A Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chính sách mềm dẻo nhưng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
B Thể hiện sự trấn áp, chia rẽ các dân tộc miền núi.
C Khẳng định chủ quyền của dân tộc, kiên quyết trấn áp các dân tộc miền núi với miền xuôi.
D Thể hiện sức mạnh của nhà Lý, tấn công các nước Cham-pa và nhà Tống.
- Câu 14 : Ý nào dưới đây đánh giá đúng về tổ chức nhà nước thời Lý?
A Bước đầu chặt chẽ, sau đó quyền lực bị phân tán.
B Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
C Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân rất lớn.
D Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa lớn.
- Câu 15 : Bốn câu thơ sau nói về sự lên ngôi của vị vua nào?“Công Uẩn công cả quốc giaGiữ lăng hết thảo, thờ vua hết lòngỨng điềm thập bát tử thànhCho chàng đại thống để dành làm chi.”(Trích: Thiên Nam ngữ lục)
A Lý Thái Tông.
B Lý Thái Tổ.
C Lý Nhân Tông.
D Lý Thánh Tông.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7