- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Câu 1 : Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 16, em hãy cho biết các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta là
A Tày, Thái, Gia- rai, Bru, Vân Kiều.
B Thái, Hoa, Nùng, H’Mông.
C Thái, Mường, Sán Dìu, Hrê.
D Tày, Thái, Mường, Khơ-me, H’mông
- Câu 2 : Các dân tộc ít người nước ta thường phân bố ở
A Trung du, đồng bằng.
B Miền núi, duyên hải.
C Đồng bằng, duyên hải.
D Miền núi, trung du.
- Câu 3 : Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo như Êđê, Gia rai, Ra-giai, Churu phân bố chủ yếu ở
A Khu vực Trường Sơn và Tây Nguyên.
B Miền núi trung du phía Bắc.
C Khu vực cực Nam Trung Bộ.
D Khu vực Nam Bộ.
- Câu 4 : Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở
A Vùng miền núi và đồng bằng ven biển.
B Vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
C Vùng miền núi và trung du.
D Vùng đồng bằng.
- Câu 5 : Người Tày, Nùng, Thái, Mường phân bố ở khu vực
A vùng núi thấp.
B sườn núi 700 – 1000m.
C vùng núi cao.
D vùng đồng bằng, bán bình nguyên.
- Câu 6 : Các dân tộc ít người ở nước ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực
A nuôi trồng thủy sản.
B chế biến thực phẩm.
C làm nghề thủ công.
D thâm canh lúa nước.
- Câu 7 : Những nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện ở
A khu vực cư trú chủ yếu.
B kinh nghiệm sản xuất ở nghề thủ công truyền thống.
C trang phục cổ truyền.
D ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
- Câu 8 : Bộ phận người Việt sinh sống ở đâu cũng được xem là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?
A Định cư ở nước ngoài.
B Cư trú trên các vùng núi cao.
C Sinh sống ngoài hải đảo.
D Phân bố dọc biên giới.
- Câu 9 : Phân bố ở khu vực các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ là các dân tộc :
A Tày, Nùng.
B Cơ-ho, Ba-na.
C Ê-đê, H-mông.
D Chăm, Khơ-me.
- Câu 10 : Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
A 52
B 53.
C 54.
D 55.
- Câu 11 : Ý nào không đúng với đặc điểm của dân tộc Kinh:
A Hoạt động rộng khắp trong tất cả các ngành kinh tế.
B Chỉ sinh sống ở vùng đồng bằng, ven biển và trung du.
C Có nhiều nghề thủ công truyền thống, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
D Chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.
- Câu 12 : Ý nào không đúng với đặc điểm cư trú của dân tộc ít người ở nước ta?
A Ở Trung du miền núi phía Bắc có sự đan xen theo độ cao.
B Chỉ phân bố ở vùng núi cao, tách biệt với người Kinh.
C Ở Trường Sơn – Tây Nguyên phân bố thành vùng khá rõ rệt.
D Ở Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân bố thành từng dải hoặc đan xen với người Kinh.
- Câu 13 : Hiện nay sự phân bố dân tộc ở nước ta có nhiều thay đổi như:
A Một số dân tộc ít người ở miền núi xuống định cư ở vùng đồng bằng.
B Một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên đến cư trú ở miền núi phía Bắc.
C Một số dân tộc ít người miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
D Một số dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến cư trú ở miền núi phía Bắc
- Câu 14 : Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do có
A nhiều dân tộc.
B nhiều lễ hội truyền thống.
C dân số đông.
D lịch sử phát triển đất nước lâu dài.
- Câu 15 : Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người không phải là khu vực:
A thượng nguồn các con sông.
B có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên.
C đồng bằng châu thổ màu mỡ.
D có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
- Câu 16 : Nhận xét nào sau đây không đúng về tác động của tập quán du canh, du cư ở khu vực miền núi nước ta ?
A Làm suy giảm diện tích rừng.
B Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc ở vùng núi.
C Mở rộng diện tích đất sản xuất góp phần nâng cao độ phì của đất.
D Làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
- Câu 17 : Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi nước ta:
A Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.
B Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người.
C Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.
D Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.
- Câu 18 : Đâu không phải là nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ít người ở nước ta
A Chợ phiên.
B Tục bắt vợ.
C Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
D Hội chơi núi mùa xuân.
- Câu 19 : Cho bảng số liệu sau: Số dân các dân tộc nước ta năm 2009(Đơn vị: nghìn người)(Nguồn: Tổng điều tra dân số 1-4-2009)Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân tộc nước ta theo tổng điều tra dân số ngày 01-4- 2009 là
A biểu đồ tròn
B biểu đồ cột
C biểu đồ miền
D biểu đồ đường
- Câu 20 : Ý nào dưới đây không đúng?Chính sách phân bố lại dân cư và lao động của Đảng và Nhà nước đã làm cho:
A Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần.
B Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc giảm dần.
C Tiềm năng của từng vùng được khai thác hiệu quả hơn.
D Địa bàn phân bố của các dân tộc ở nước ta có nhiều thay đổi.
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 2 Dân số và gia tăng dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 23 Vùng Bắc Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 25 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 26 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 10 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 44 Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 34 Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 37 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long