- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 1935...
- Câu 1 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?
A Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.
B Nhiều công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm
C Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân
D Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh
- Câu 2 : Thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A Trút gánh nặng sang các nước thuộc địa
B Tăng cường bóc lột nhân dân lao động Pháp
C Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương
D Tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở Pháp và các nước thuộc địa
- Câu 3 : Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?
A Chính quyền Xô viết
B Chính quyền dân chủ tư sản
C Chính quyền của dân, do dân, vì dân
D Chính quyền công- nông- binh
- Câu 4 : Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?
A Hà Nội
B Nghệ - Tĩnh
C Nam Định
D Sài Gòn
- Câu 5 : Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ ngành nào?
A Nông nghiệp.
B Công nghiệp.
C Thủ công nghiệp.
D Thương nghiệp.
- Câu 6 : Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 có đặc điểm gì nổi bật?
A Phát triển xen lẫn khủng hoảng
B Phát triển mạnh mẽ
C Phát triển chậm
D Khủng hoảng trầm trọng
- Câu 7 : Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh trong thời gian tồn tại đã không thực hiện chính sách nào sau đây?
A Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp
B Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp
C Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân
D Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo
- Câu 8 : Phong trào cách mạng 1930 - 1931 bị dập tắt xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
A Đảng cần có thêm thời gian để điều chỉnh đường lối
B Phong trào quần chúng bị chia rẽ
C Mục tiêu đấu tranh đã đạt được
D Hoạt động khủng bố, đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp
- Câu 9 : Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930 -1931 là
A chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh
B chống đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc
C chống đế quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
D chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
- Câu 10 : Nội dung nào sau đây minh chứng cho luận điểm: Xô Viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A Các chính sách của chính quyền Xô Viết
B Tổ chức bộ máy chính quyền
C Quy mô của chính quyền Xô Viết
D Thời gian tồn tại của chính quyền Xô Việt Nghệ- Tĩnh
- Câu 11 : Cuộc đấu tranh hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của công nhân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.
B Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động
C Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.
D Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản
- Câu 12 : Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã để lại ý nghĩa gì quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam?
A Đảng cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản
B Rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên
C Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám
D Chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng
- Câu 13 : Đâu không phải nguyên nhân thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
A Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933.
B Do quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản
C Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh
D Do Nghệ - Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh
- Câu 14 : Phong trào 1930-1931 bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
B Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
C Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
D Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
- Câu 15 : Phong trào cách mạng 1930-1931 có điểm khác biệt gì cơ bản so với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trước?
A Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt
B
Là phong trào cách mạng đầu tiên đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
C Diễn ra trên quy mô rộng lớn nhưng vẫn mang tính thống nhất cao
D Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh triệt để
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu