Đề thi thử THPT QG môn Địa lí Chuyên Phan Bội Châu...
- Câu 1 : Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố ven biển nguyên nhân chủ yếu do
A đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ.
B nguồn nước dồi dào, ít có thiên tai.
C đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
D địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có diện tích lớn ở những vùng nào sau đây?
A Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
B Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
C Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
D Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 3 : Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào
A nguồn nguyên liệu phong phú.
B liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
C trình độ khoa học kĩ thuật cao.
D sự suy giảm của các cường quốc khác.
- Câu 4 : Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?
A Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.
B Góp phần làm điều hòa khí hậu.
C Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.
D Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta
- Câu 5 : Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là
A phòng, chống sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
B đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người
C cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
D đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, nhận xét nào đúng về công nghiệp điện lực?
A Đường dây tải điện 500 kV, chạy dài từ Hòa Bình đến Phú Lâm.
B Các nhà máy nhiệt điện chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên.
C Sản lượng điện năm 2007 tăng gấp 3 lần so với năm 2000
D Các nhà máy thủy điện có công suất lớn chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng.
- Câu 7 : Các biện pháp phát triển nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhằm vào việc tạo điều kiện để khai thác tiềm năng:
A lao động và tài nguyên thiên nhiên.
B sức lao động người dân và thị trường
C nguồn lao động và sức lao động người dân.
D tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn.
- Câu 8 : Giao thông đường biển của Nhật Bản phát triển là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A Người dân có nhu cầu du lịch quốc tế cao
B Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh.
C Đường bờ biển dài với nhiều vịnh biển sâu
D Đất nước quần đảo với nhiều đảo lớn nhỏ.
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tương phản của thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A Miền Tây khí hậu lục địa khắc nghiệt; miền Đông khí hậu hải dương ôn hòa
B Miền Tây nhiều rừng, đồng cỏ; miền Đông đất đai phù sa màu mỡ, nhiều lụt.
C Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở phía Đông, núi và cao nguyên đồ sộ ở phía Tây.
D Thương nguồn sông ở phía Tây dốc, hẹp, hạ lưu ở phía Đông thoải, lòng rộng
- Câu 10 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM(Đơn vị: nghìn ha)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?
A Diện tích lúa mùa giảm, diện tích lúa hè thu ngày càng tăng.
B Diện tích lúa đông xuân tăng, diện tích lúa mùa giảm.
C Diện tích lúa đông xuân tăng chậm hơn diện tích lúa hè thu.
D Diện tích lúa đông xuân tăng nhanh diện tích hơn lúa hè thu.
- Câu 11 : Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của một số nước Đông Nam Á hiện nay?
A Mất ổn định xã hội.
B Phân hóa giàu nghèo.
C Lao động thất nghiệp
D Ô nhiễm môi trường.
- Câu 12 : Thế mạnh tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho việc phát triển ngành thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ?
A Bờ biền thuận lợi xây dựng cảng cá.
B Bờ biển dài với nhiều bãi cá, bãi tôm.
C Ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai.
D nhiều hải sản có giá trị ở ngoài khơi.
- Câu 13 : Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành cơ cấu kinh tế nông –lâm-ngư nghiệp đối với vùng Bắc Trung Bộ là:
A thay đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn.
B tạo thế liên hoàn phát triển theo không gian.
C thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
D phát huy tối đa các thế mạnh của từng vùng.
- Câu 14 : Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa được phát triển mạnh chủ yếu là do
A nhu cầu của thị trường còn hạn chế.
B sự hạn chế của cơ sở nguyên liệu.
C cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn.
D chất lượng nguồn lao động còn thấp.
- Câu 15 : Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo nước ta với các nước xuất khẩu gạo khác là
A tăng chất lượng và áp dụng công nghệ trong chế biến.
B sản xuất nhiều giống lúa đặc sản để đáp ứng nhu cầu.
C nắm bắt được những thay đổi yêu cầu của thị trường.
D giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Câu 16 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản thể hiện ở:
A là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
B thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghiệp.
C nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế và đang được khai thác.
D là nơi có nhiều xí nghiệp sản xuất công nghiệp lớn của cả nước
- Câu 17 : Khó khăn lớn nhất của việc khai thác tiềm năng thủy điện nước ta là
A trình độ khoa học, kĩ thuật thấp.
B thiếu nguồn vốn đầu tư.
C lượng mưa phân hóa theo mùa
D sông ngòi chủ yếu ngắn và dốc
- Câu 18 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến khu vực II ở nước ta có tốc độ tăng nhanh nhất là
A áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
B đường lối, chính sách phát triển.
C phù hợp với xu thế chuyển dịch.
D tài nguyên công nghiệp giàu có.
- Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu nước ta?
A Ở Đà Nẵng, Quảng Bình có tháng mưa cao nhất cả nước.
B Nhiệt độ tháng cao nhất khác nhau giữa các vùng khí hậu.
C Mùa bão nước ta có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam.
D Các địa điểm đều có nhiệt độ trung bình năm trên 200C
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)