- Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Câu 1 : Ở các cây lấy thân và lá, không nên điều khiển sinh trưởng phát triển theo hướng
A sinh trưởng nhanh, phát triển chậm.
B sinh trưởng chậm, phát triển nhanh,
C sinh trưởng và phát triển đều nhanh.
D sinh trưởng cân bằng với phát triển.
- Câu 2 : Sự sinh trưởng và phát triển của những cây mọc ở nơi đất cằn cỗi, khô hạn thường khác cây cùng loại mọc ở nơi giàu độ ẩm và dinh dưỡng như thế nào?
A chúng có cơ quan sinh dưỡng to hơn.
B chúng có hệ rễ phát triển hơn.
C các cây này thường ra hoa sớm hơn.
D các cây này thường ra hoa muộn hơn.
- Câu 3 : Các ví dụ sau đây đều minh hoạ cho sự sinh trưởng các thục vật, ngoại trừ
A tăng kích thước của cây theo chiều ngang.
B hạt chuyển từ trạng thái ngủ sang giai đoạn nảy mầm.
C cây lớn lên về chiều dài.
D sự tăng kích thích và số lượng của các rễ bên.
- Câu 4 : Ở cây hai lá mầm, sự sinh trưởng theo chiều ngang là do hoạt động của
A mô phân sinh đỉnh.
B mô phân sinh bên.
C mô phân sinh lóng.
D không phải do mô phân sinh.
- Câu 5 : Nhóm cây nào sau đây chỉ có sinh trưởng sơ cấp?
A chuối, đậu xanh, bắp (ngô).
B mía, cà chua, khoai tây.
C cau, dừa, tre.
D lúa, khoai lang, cá rốt.
- Câu 6 : Tầng sinh bần có khả năng phân chia liên tục tạo lớp bần ở phía ngoài của vỏ. Lớp bần này có tác dụng
A bảo vệ thân và chống sự mất nước.
B giúp thân có thể hô hấp được,
C làm tăng kích thước của thân.
D dẫn truyền nhựa luyện từ lá xuống thân và rễ.
- Câu 7 : Người ta thường sử dụng etilen trong việc
A thúc quả chóng chín.
B tạo quả không hạt.
C gây trạng thái ngủ nghỉ của của và hạt để bào quản được lâu.
D kích thích sự phát triển của chồi bên và rẽ nhánh.
- Câu 8 : Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi nguời ta bấm ngọn cây là để
A kích thích cây phát triển chiều ngang.
B loại bỏ ưu thế ngọn.
C tăng cường ưu thế ngọn.
D làm cho cây chóng ra hoa, tạo quả.
- Câu 9 : Ưu thế ngọn là hiện tượng
A mô phân sinh ngọn phân chia liên tục làm cho cây cao lên.
B auxin được tạo ra ở mô phân sinh ngọn ức chế sự sinh trưởng của các chồi bên.
C cây chi phát triển cành lá ở ngọn.
D các hoocmon sinh trưởng đều tập trung ở mô phân sinh ngọn.
- Câu 10 : Sự ra hoa của thực vật
A chỉ diễn ra ở độ tuổi nhất định, do yếu tố di truyền quy định.
B chỉ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ánh sáng,
C chỉ do ảnh hưởng của hoocmon ra hoa.
D phụ thuộc vào tất cả các yểu tố trên.
- Câu 11 : Xuân hoá ở thực vật được hiểu là
A phần lớn thực vật ra hoa vào mùa xuân.
B có thể điều khiển sự ra hoa bằng cách tạo nhiệt độ ấm như mùa xuân,
C sự ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
D điều khiển thực vật chỉ ra hoa vào mùa xuân.
- Câu 12 : Trạng thái ngủ và hoạt động của hạt được điều tiết bởi
A tương quan giữa tỉ lệ auxin và xitokinin.
B tương quan giữa tỉ lệ auxin và axit abxixic.
C tương quan giữa tỉ lệ xitokinin và etilen.
D tương quan giữa tỉ lệ axit abxixic và giberelin.
- Câu 13 : Ở mức tế bào, xitokinin kích thích sự phân bào, còn ở mức cơ thể chúng có tác dụng
A thúc đây sự ra rễ của cành giâm.
B kích thích sự sinh trưởng của các chồi bên.
C tạo quả không hạt.
D gây hiện tượng rụng lá.
- Câu 14 : Trong tính hướng sáng, auxin có tác dụng
A kích thích sự phân bào ở một phía.
B kích thích sự kéo dài tế bào ở một phía.
C vừa kích thích phân bào, vừa làm cho tế bào dài ra ở một phía,
D thúc đẩy sự phân bào của mô phân sinh ngọn.
- Câu 15 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A cây một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp mà không có sinh trưởng thứ cấp.
B tất cả thực vật đều lớn lên nhờ mô phân sinh.
C mô phân sinh ngọn vừa tạo ra lá, vừa tạo ra hoa từ giai đoạn phát triển.
D tất cả các phitohoocmon đều được sản sinh ở lá và vận chuyển đên mô phân sinh.
- Câu 16 : Quang chu kì là
A thời gian chiếu sáng trong một ngày.
B tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
C thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong một ngày.
D tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
- Câu 17 : Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây ?
A Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
B Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
C Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
D Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
- Câu 18 : Phitôcrôm là
A sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chật là phi prôtêin và chứa ở hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
B sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa ở hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
C sắc tố không cảm nhận quang chu kì, nhưng cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa ở hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
D sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa ở lá cần ánh sáng để quang hợp.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen