Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuy...
- Câu 1 : Quá trình tiến hóa của loài người có thể chia thành các giai đoạn
A tiến hóa hóa học, tiền sinh học, sinh học.
B tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội (văn hóa).
C tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học.
D tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học, tiến hóa xã hội.
- Câu 2 : Khi nói về nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai ?
A Có hai loại NST là NST thường và NST giới tính, chúng luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
B Là cấu trúc mang gen, các gen nằm tại vị trí xác định trên NST, chúng thường di truyền cùng nhau.
C Là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào.
D Mỗi NST kép gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.
- Câu 3 : Khi nói về sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới, kết luận nào sau đây sai ?
A Tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài và sự phân bố của các điều kiện tự nhiên mà mỗi loài có sự phân bố trong không gian khác nhau.
B Sự phân tầng giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
C Sự phân tầng chỉ xảy ra ở thực vật và chỉ theo chiều thẳng đứng.
D Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
- Câu 4 : Việc trồng trọt sau khi đốt rừng là một kiểu của
A diễn thế tái sinh
B diễn thế nguyên sinh
C diễn thế thứ sinh
D diễn thế phân hủy
- Câu 5 : Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là
A 320
B 108
C 204
D 343
- Câu 6 : Giống gà Plimut có gen A gây ra màu lông vằn liên kết với vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể X, gen a gây ra màu lông đen được tìm thấy ở giống gà Apta. Phép lai nào sau đây có thể đánh dấu được giới tính ở gà con mới nở.
A gà trống Apta lông đen x gà mái Plimut lông vằn
B gà mái Apta lông đen x gà trống Plimut lông vằn
C gà trống Apta lông vằn x gà mái Plimut lông đen
D gà mái Apta lông vằn x gà trống Plimut lông đen
- Câu 7 : Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, kết luận nào sau đây sai ?
A Hình thành do hoạt động của các quy luật tự nhiên
B Đa dạng sinh học thấp, chuỗi thức ăn ít bậc dinh dưỡng
C Có năng suất sinh học cao
D Sinh vật dễ bị dịch bệnh
- Câu 8 : Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh trong cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là
A trên cạn
B sinh vật
C đất
D nước
- Câu 9 : Để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể, nhằm làm cơ sở cho lập bản đồ gen, người ta có thể sử dụng những phương pháp đột biến
A lặp đoạn NST, lệch bội.
B mất đoạn NST, lệch bội.
C chuyển đoạn NST, đa bội hóa
D mất đoạn NST, đa bội hóa, đột biến gen.
- Câu 10 : Quan sát tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể trong tế bào bạch cầu được nuôi cấy của bệnh nhân, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh của bao nhiêu bệnh sau đây ?(1) Ung thư máu (2) Máu khó đông (3) Đao (4) Tơcno (5) Pheninketo niệu (6) AIDS
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 11 : Cho các nhân tố sau:(1) Chọn lọc tự nhiên (2) Cách ly (3) Giao phối không ngẫu nhiên(5) Đột biến (4) Các yếu tố ngẫu nhiên (6) Di nhập genCác nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A (1); (3); (4); (6)
B (3); (4); (2); (6)
C (2); (3); (4); (5)
D (1); (3); (4); (5)
- Câu 12 : Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích là do
A làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không truyền vật chất di truyền qua thế hệ con
B nó làm ngừng quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein
C tính trạng do gen đột biến quy định luôn có hại cho cơ thể
D làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến sinh ra protein sai hỏng hoặc thay đổi số lượng protein
- Câu 13 : Khi nói về mã di truyền, kết luận nào sau đây sai ?
A Tác nhân acridin gây ra đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit chứng minh mã di truyền là mã bộ ba.
B Codon 5’ AUG 3’ chỉ quy định axit mêtionin thể hiện tính đặc hiệu, nó nằm ở đầu vùng điều hòa của gen.
C Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein insulin của người là vì mã di truyền có tính phổ biến.
D Codon 5’ AUG 3’ và 5’ UGG 3’ không có tính thoái hóa.
- Câu 14 : Ví dụ nào sau đây phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
A Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận,…
B Người bị hội chứng Đao có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, si đần, vô sinh,…
C Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường đất.
D Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định có tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ.
- Câu 15 : Xét các đặc điểm sau:(1) Là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong cùng 1 tế bào.(2) Tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.(3) Mỗi cặp NST tồn tại thành 4 chiếc giống nhau.(4) Hàm lượng AND ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.(5) Thường xảy ra ở các loài thực vật có họ hàng thân thuộc. Thể đột biến dị đa bội có bao nhiêu đặc điểm?
A 3
B 5
C 2
D 4
- Câu 16 : Người ta tạo ra một đột biến đặc biệt ở ruồi giấm – đột biến “ ngất “. Sau đó lai ruồi cái dễ ngất, thân màu xám với ruồi đực bình thường, thân màu đen; thu được toàn bộ ruồi F1 có thân màu xám trong đó con cái toàn ruồi bình thường, con đực mới dễ ngất. Biết rằng, mỗi gen quy định một tính trạng, gen quy định màu thân nằm trên NST thường. Kết luận nào sau đây giải thích đúng kết quả phép lai ?
A Màu xám trội hoàn toàn so với màu đen, đột biến ngất là đột biến trội liên kết NST X.
B Màu xám trội không hoàn toàn so với màu đen, đột biến ngất là đột biến trội liên kết NST X.
C Đột biến ngất là đột biến lặn, 2 tính trạng cùng liên kết NST X.
D Đột biến ngất là đột biến lặn, 2 tính trạng phân ly độc lập.
- Câu 17 : Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới ?
A Hóa thạch
B Phôi sinh học so sánh
C Tế bào học và sinh học phân tử
D Giải phẫu học so sánh
- Câu 18 : Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen giảm phân xảy ra trao đổi chéo và không xảy ra đột biến thì có thể tạo ra tối đa là bao nhiêu loại tinh trùng?
A 8
B 10
C 6
D 12
- Câu 19 : Cho biết khẳng định nào dưới đây không giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Nam nước ta trong thời gian gần đây ?
A Do hiện tượng thủy triều
B Do hiện tượng Elnino
C Do lượng khí CO2 tăng cao
D Do dành nhiều nước để nuôi trồng thủy sản.
- Câu 20 : Ở cà chua, quả đỏ (alen A) trội hoàn toàn so với quả xanh (alen a). Người ta tiến hành thụ phấn chéo các cây thuần chủng quả đỏ với các cây quả đỏ dị hợp tử, thu được F1. Kết luận nào sau đây về F1 là đúng ?
A p (A) = 0, 25, q ( a) = 0, 75, quần thể không cân bằng
B p (A) = 0, 5, q ( a) = 0, 5, quần thể không cân bằng.
C p (A) = 0, 75, q ( a) = 0, 25, quần thể cân bằng.
D p (A) = 0, 75, q ( a) = 0, 25, quần thể không cân bằng.
- Câu 21 : Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do tương tác cộng gộp quy định. Một alen trội có mặt trong kiểu gen sẽ cho quả tăng lên 20 g. Lấy hạt phấn của cây có quả nặng nhất thụ phấn với cây có quả nhẹ nhất (150 g) được F1. Tiếp tục giao phấn F1 với nhau thu được F2 có 9 loại kiểu hình về khối lượng quả. Lấy ngẫu nhiên 5 cây đời F2, xác suất để thu được 3 cây có khối lượng quả là 210 g?A. 0,027 B. 0, 27C. 0, 01 D. 0,135
- Câu 22 : Khi tiến hành lai giữa 2 giống ruồi giấm thuần chủng, ruồi đực có lông đuôi và ruồi cái không có lông đuôi, thu được F1 100% con có lông đuôi. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình là 3 có lông đuôi : 1 không có lông đuôi. Trong đó, ở F2 tỉ lệ đực : cái là 1 : 1, nhưng tất cả các con không có lông đuôi đều là cái. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng ?(1). Tính trạng không có lông đuôi là trội hoàn toàn so với tính trạng có lông đuôi.(2). Mỗi cá thể ở F1 đều cho 2 loại giao tử.(3). Tính trạng chỉ tuân theo quy luật phân ly và di truyền giới tính.(4). Quần thể có tối đa 6 kiểu giao phối.
A 4
B 3
C 2
D 1
- Câu 23 : Ở ngô (2n = 20). Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn ngô, người ta có thể tạo ra các cây đơn bội. Nuôi cấy 10 hạt phấn ngô lấy từ 10 cây có kiểu gen dị hợp tử các cặp gen của quần thể giao phấn ngẫu nhiên, người ta thu được 10 cây F1. Nhận xét nào sau đây về kiểu gen của các cây ngô đơn bội F1 là chính xác nhất xét về mặt xác suất?
A Các cây đó khả năng cao có kiểu gen giống nhau
B Các cây đó khả năng cao có kiểu gen khác nhau
C Không xác định được.
D Chắc chắn chúng có kiểu gen giống nhau
- Câu 24 : Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toànso với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng đượcF1Xử lý F1 bằng cônxixin, sau đó cho F1 tự thụ phấn được F2 . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việcxử lí hoá chất gây đột biến lên F1 đạt 55%. Theo lý thuyết tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:
A 101 đỏ: 19 vàng
B 77 đỏ: 67 vàng
C 35 đỏ: 1 vàng
D 157 đỏ: 23 vàng
- Câu 25 : Bệnh bạch tạng xảy ra do thiếu hụt gen A quy định enzym ở bước A, còn bệnh Alkaptonuria (AKU) là do thiếu hụt gen B quy định enzym ở bước B, bị 2 bệnh nếu thiếu cả 2 enzym trong chuỗi phản ứng tóm tắt dưới đây: Biết rằng các gen A, B nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, không phát sinh đột biến. Tần số mỗi alen trội trong quần thể là 2/3. Một người chỉ mắc bệnh bạch tạng lấy một người chỉ mắc bệnh AKU thì kết luận nào sau đây là sai?
A Xác suất để sinh đôi được 1 bé trai bình thường và 1 bé gái bị 2 bệnh là 1/128
B Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra con 100% bình thường về cả 2 tính trạng là 25%
C Nếu họ sinh được 1 đứa con chỉ bị 1 bệnh, xác suất để đó là bệnh AKU là 50%
D Xác suất để sinh 1 bé trai chỉ bị bệnh AKU là 3/32
- Câu 26 : Khi cho 2 cây đậu Hà Lan P giao phấn với nhau, được F1 đồng loạt hạt trơn, màu vàng. Đem gieo riêng các hạt F1 để sau này cho từng cây F1 thụ phấn với cây mọc từ hạt nhăn, màu xanh thì được kết quả sau đây:- Trường hợp 1: 25% số cây F1 đều cho tỉ lệ 1 hạt trơn, màu vàng: 1 hạt trơn, màu xanh.- Trường hợp 2: 25% số cây F1 đều cho tỉ lệ 1 hạt trơn, màu vàng: 1 hạt nhăn, màu vàng.- Trường hợp 3: 25% số cây F1 đều cho 100% hạt trơn, màu vàng.- Trường hợp 4: Số cây F1 còn lại đều cho tỉ lệ 1 hạt trơn, màu vàng: 1 hạt trơn, màu xanh: 1 hạt nhăn, màu vàng: 1 hạt nhăn, màu xanh.Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?(1) Hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn, màu xanh trội hoàn toàn so với màu vàng.(2) Hai tính trạng hình dạng và màu sắc hạt phân ly độc lập với nhau hoặc hoán vị với tần số 50%.(3) Các cây F1 có nhiều hơn 4 loại kiểu gen(4) Ở P có thể có 2 phép lai.
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 27 : Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B:Hãy sắp xếp các mối quan hệ trên tương thích với các ví dụ dưới đây.
A (1): tảo nở hoa và cá, (2): chim sáo và trâu sừng, (3): vi khuẩn và tảo thành địa y, (4): bò ăn cỏ.
B (1): lúa và cây dại, (2): hải quỳ và cua, (3): cây phong lan và cây gỗ, (4): hổ ăn thỏ.
C (1): dây tơ hồng bám lên cây khác, (2): rêu bám lên thân cây (3): vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ Đậu (4): loài kiến sống trên cây kiến.
D (1): thỏ và chuột (2): nhạn bể và chim cò làm tổ tập đoàn, (3): cá ép sống bám trên cá lớn (4): tảo nở hoa và cá.
- Câu 28 : Một vùng ADN sợi kép được vẽ ở hình dưới đây Xảy ra đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa đoạn ADN nằm trong khung vuông. Chuỗi polypeptit hoàn chỉnh sinh do ADN đột biến quy định có trình tự axit amin là . Biết rằng
A lys – asp – tyr - cys – thr - cys – tyr ---
B lys – thr - cys – tyr – asp – cys – tyr ---
C lys – cys – thr - val – val – cys – tyr ---
D lys – thr - cys - his – gln - cys – tyr ---
- Câu 29 : Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?(1). Trong quá trình tiến hóa của sự sống, nó thể hiện ngay từ tiến hóa hóa học.(2). Nó là nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.(3). Nó là nhân tố tiến hóa duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.(4). Nó là nhân tố tiến hóa duy nhất giữ lại cá thể thích nghi với môi trường.
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 30 : Người ta chia một cánh đồng thành 2 khu vực, một phần được bón nhiều phân (N-P-K) còn phần còn lại không được bón phân. Trước khi làm thí nghiệm người ta thấy độ đa dạng về các loài thực vật ở 2 phần là như nhau, nhưng sau khi thí nghiệm một vài năm người ta nhận thấy độ đa dạng các loài thực vật ở khu vực bón phân giảm đáng kể trong khi độ đa dạng các loài thực vật của khu vực không được bón phân vẫn không thay đổi so với trước khi thí nghiệm. Điều giải thích nào về kết quả thí nghiệm trên là đúng?
A Việc bón phân đã phát hiện ra loài nào thích hợp với loại phân bón này
B Các loài đã cạnh tranh nhau khi có nhiều phân bón
C Trong cánh đồng này có loài ưu thế
D Một số loài không chịu được loại phân bón này nên đã chết
- Câu 31 : Khi nói về thuyết tiến hóa tổng hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?(1). Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.(2). Quần thể là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa.(3). Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu đơn vị tiến hóa không có b iến dị di truyền.(4). Một trong những thành tựu là đã giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới.
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 32 : Để tạo sự đa dạng di truyền của nguyên liệu khởi đầu cho chọn giống, các nhà chọn giống thường dùng những phương pháp nào sau đây ?(1) Nhân giống vô tính động vật(2) Gây đột biến nhân tạo(3) Lai phân tích(4) Lai giống(5) Công nghệ gen(6) Dung hợp tế bào trần
A (1), (6), (4), (5)
B (1), (2), (4), (5)
C (2), (4), (5).
D (2), (4), (5), (6)
- Câu 33 : Hình bên mô tả một lưới thức ăn ở biển Nam cực. Hãy xác định có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 bậc dinh dưỡng.(2) Lưới thức ăn có nhiều hơn 20 chuỗi thức ăn.(3) Loài sinh vật tiêu thụ bậc 4 có thể là: hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi sát thủ, voi biển.(4) Một loài vi khuẩn gây bệnh làm giảm số lượng cá thể quần thể hải cẩu. Điều đó làm số lượng cá thể quần thể nhuyễn thể và chim cánh cụt thay đổi.
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 34 : Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen quy định màu sắc thân và kích thước cánh cùng nằm trên một cặp NST tương đồng cách nhau 2 dM. Gen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Cho phép lai sau: P ♀ ×♂ . Không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết ruồi giấm cái có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 chiếm tỉ lệ là:
A 37,5%
B 45%
C 50%
D 27%
- Câu 35 : Ở người, tính trạng lông mọc trên đốt ngón tay giữa trội hoàn toàn so với không có lông mọc trên đốt ngón tay, gen nằm trên NST thường. Khi thống kê ở 1000 gia đình cả bố và mẹ đều có lông đốt ngón tay giữa, người ta thấy 1650 người con có lông mọc trên đốt ngón tay và 205 người con không có kiểu hình này. Hỏi có khoảng bao nhiêu người có lông mọc trên đốt ngón tay không phải là anh chị em ruột của người không mọc lông?
A 1035
B 1440
C 350
D 615
- Câu 36 : Ở một loài thực vật, biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Tiến hành giao phấn giữa hai cây thân cao, quả tròn với nhau người ta thu được F1 đồng loạt có cây thân cao, quả tròn. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có sự phân li theo tỉ lệ 25% cây thân cao, quả dài : 50% cây thân cao, quả tròn : 25% cây thân thấp, quả tròn. Nếu cho các cây F1 xảy ra giao phấn ngẫu nhiên thì theo lý thuyết tỷ lệ cây thân cao, quả tròn ở đời con là
A 62,5%
B 87,5%
C 50%
D 75%
- Câu 37 : Từ loài lúa mạch đen 2n, người ta đã tạo ra loài lúa mạch đen 4n. Trong số các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng ?(1) Cơ thể 4n có thể được tạo ra do hiện tượng đa bội hóa khác nguồn từ cơ thể lúa mạch đen 2n.(2) Cơ thể 4n có thể nhân lên tạo thành một quần thể tứ bội vì nó sinh sản hữu tính được.(3) Quần thể 4n sau khi trồng, thích nghi và tồn tại trong môi trường, chứng tỏ nó trở thành loài mới.(4) Quần thể 4n bị cách ly trước hợp tử với quần thể 2n của lúa mạch đen.(5) Người ta khuyên không nên gieo hạt của hai loài lúa này cạnh nhau để tránh giảm năng suất ở đời con.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 38 : Khi nói về operon Lac, phát biểu nào sau đây sai ?
A Các gen cấu trúc có các vùng điều hòa khác nhau
B Các gen cấu trúc luôn có số lần nhân đôi bằng nhau
C Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu ở phiên mã
D Các gen cấu trúc luôn có số lần phiên mã bằng nhau
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen