Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
- Câu 1 : Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
B các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân
C nhà nước đã bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp , nông thôn
D các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với vùng sinh thái nông nghiệp
- Câu 2 : Nền nông nghiệp hàng hóa không có đặc điểm nào sau đây?
A Sử dụng hợp lí các nguồn lực
B Thích ứng tốt với các điều kiện thị trường
C Làm cho cơ cấu nông nghiệp đa dạng hơn
D Tiêu thụ sản phẩm tại chỗ
- Câu 3 : Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ sản xuất nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng hàng hoá
A người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng
B phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ
C hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá
D mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm
- Câu 4 : Ngành nông nghiệp cổ truyền không phải là ngành
A Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công
B Năng suất lao động thấp
C Sản xuất để xuất khẩu
D Sử dụng nhiều sức lao động
- Câu 5 : Đâu là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp nước ta
A Nền nông nghiệp nhiệt đới
B Sản phầm nông nghiệp đa dạng
C Nền nông nghiệp đang được hiện đại hoá và cơ giới hoá cao
D Tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền công nghiệp hàng hoá
- Câu 6 : Nhân tố nào vừa cho phép vừa đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng ở nước ta?
A Sự phân hóa địa hình và đất trồng.
B Sự phân hóa địa hình.
C Sự phân hóa khí hậu.
D Sự phân hóa đất trồng.
- Câu 7 : Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên là
A phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại
B sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu
C phát triển các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất
D chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn
- Câu 8 : Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (cực Nam Trung Bộ) chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:
A Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Câu 9 : Đây không phải là đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp hiện đại đang phát triển ở nước ta hiện nay là :
A Đang xoá dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.
B Ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
C Người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
D Ngày càng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
- Câu 10 : Việc trồng thử nghiệm cao su, cà phê ở Trung du miền núi Bắc Bộ đã không mang lại hiệu quả chủ yếu do
A đất trồng không thích hợp
B có mùa đông lạnh
C người dân thiếu kinh nghiệm
D thiếu nước tưới
- Câu 11 : Trong ngành trồng trọt, xu hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm:
A Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp
B Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu
C Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu
D Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa
- Câu 12 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo thứ tự về giá trị sản xuất là:
A Cây lương thực, cây rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
B Cây lương thực, cây rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
C Cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả.
D Cây lương thực, cây rau đậu, cây công ngiệp, cây ăn quả.
- Câu 13 : Sản lượng lương thực của nước ta tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây ?
A Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
B Nhu cầu trong nước ngày càng tăng.
C Nhu cầu thế giới ngày càng tăng.
D Khai hoang, mở rộng diện tích.
- Câu 14 : Đâu là khó khăn lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp nước ta ?
A Thiếu nước tưới.
B Thiếu cơ sở chế biến.
C Thị trường thế giới nhiều biến động.
D Thiếu lao động trình độ cao.
- Câu 15 : Vùng nào sau đây có diện tích lúa cao nhất nước ta ?
A Bắc Trung Bộ.
B Đồng bằng sông Hồng.
C Duyên hải Nam Trung Bộ.
D Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 16 : Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp trong những năm gần đây là
A lao động trình độ nâng cao
B điều kiện tự nhiên thuận lợi
C thị trường tiêu thụ càng mở rộng
D tiến bộ khoa học kĩ thuật
- Câu 17 : Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực thực phẩm trong những năm gần đây của nước ta là
A hình thành được các vùng trọng điểm lương thực hàng hoá
B đảm bảo nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
C diện tích tăng, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
D sản lượng tăng, đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân
- Câu 18 : Sản xuất nông nghiệp ở nước ta có sự phân hóa mùa vụ là do tác động của yếu tố
A nguồn nước
B địa hình
C đất đai
D khí hậu
- Câu 19 : Đâu không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta?
A cán cân bức xạ dương quanh năm
B tài nguyên nước dồi dào
C tài nguyên đất đa dạng, phong phú
D chính sách phát triển phù hợp
- Câu 20 : Ý nào dưới đây đánh giá đúng về ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua
A Số lượng vật nuôi ngày càng giảm
B Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định
C Dịch bệnh hại vật nuôi đã được đẩy lùi
D Các giống vật nuôi cho năng suất cao
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết hai tỉnh có số lượng trâu và bò năm 2007 lớn nhất nước ta là
A Thanh Hoá, Nghệ An
B Quảng Ngãi, Thanh Hoá
C Nghệ An, Bình Định
D Thanh Hoá, Bình Định
- Câu 22 : Hồ tiêu được trồng chủ yếu ở
A Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, trung du và miền núi Bắc Bộ
B Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long
C Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng
D Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 – 2007, sản lượng lúa của nước ta tăng khoảng bao nhiêu lần
A 2,0 lần
B 1,4 lần
C 1,1 lần
D 1,7 lần
- Câu 24 : Căn cứ vào biểu đồ giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp (Atlat Địa lý Việt Nam trang 18), nhận định nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
A giảm tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản
B giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, cơ cấu có sự chuyển dịch
C giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, cơ cấu ổn định
D giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng thuỷ sản và lâm nghiệp
- Câu 25 : Hai vùng trồng cây ăn quả quan trọng ở nước ta là
A Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên
B Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
C Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ
D Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
- Câu 26 : Cây rau đậu tập trung ở những vùng ven các thành phố lớn chủ yếu do
A có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển rau đậu
B nhu cầu của thị trường lớn
C có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh
D chính sách hình thành vành đai rau xanh ven thành phố
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60%
A Bình Phước, Cà Mau, Quảng Bình
B Gia Lai, Sơn La, Lào Cai
C Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
D Đắc Lắk, Lâm Đồng, Bình Định.
- Câu 28 : Xu hướng phát triển nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là:
A bán chăn thả
B sản xuất hàng hóa
C phục vụ nông nghiệp
D hướng ra xuất khẩu
- Câu 29 : Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ta là
A có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, vũng vịnh.
B biển có nguồn hải sản phong phú.
C tàu thuyền, ngư cụ trang bị ngày càng tốt hơn.
D công nghiệp chế biến thủy sản mở rộng.
- Câu 30 : Vùng có sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước ta
A Duyên hải Nam Trung Bộ
B Đồng bằng sông Cửu Long
C Đông Nam Bộ
D Đồng Bằng sông Hồng
- Câu 31 : Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta
A có nhiều ngư trường
B vùng biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú
C có diện tích bề mặt nước lớn
D hằng năm chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc
- Câu 32 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta
A Cà Mau
B Kiên Giang
C Bà Rịa – Vũng Tàu
D Bình Thuận
- Câu 33 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 – 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng bao nhiêu
A 1 284 nghìn ha
B 1 824 nghìn ha
C 12 184 nghìn ha
D 1 428 nghìn ha
- Câu 34 : Ý nào sau đây không góp phần làm gia tăng sản lượng đánh bắt
A Các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng cải tiến
B Nhân dân giàu kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy-hải sản
C Dịch vụ hàng hải ngày càng hoàn thiện
D Tần suất bão ngày càng dày
- Câu 35 : Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản nước ta là
A thiếu vốn
B thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp
C ô nhiễm môi trường nước và cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản nước ta
D thiên tai bão gió ngày càng khắc nghiệt
- Câu 36 : Nhận định nào sau đây đúng với hiện trạng phát triển thuỷ sản nước ta
A hoạt động thuỷ sản không phát triển cả trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng
B đẩy mạnh theo hướng chuyện môn hoá và đa dạng hoá đối tượng, gắn với nhu cầu thị trường
C sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất
D sản lượng thuỷ sản hàng năm tăng chủ yếu nhờ đánh bắt xa bờ
- Câu 37 : Các ngư trường trọng điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Trường Sa - quần đảo Hoàng Sa, Cà Mau- Kiên Giang, , Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu.
B Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.
C Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, quần đảo Trường Sa - quần đảo Hoàng Sa, Cà Mau- Kiên Giang.
D Hải Phòng - Quảng Ninh, Cà Mau- Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, quần đảo Trường Sa - quần đảo Hoàng Sa
- Câu 38 : Nước ta có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có
A vùng đặc quyền kinh tế rộng
B phương tiện đánh bắt hiện đại
C nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ
D nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt
- Câu 39 : Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng sau
A Tây Nguyên.
B Đông Nam Bộ
C Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 40 : Nơi thuận lơi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là:
A Kênh rạch.
B Đầm phá.
C Ao hồ.
D Sông suối.
- Câu 41 : Biện pháp quan trọng có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là
A tăng cường đánh bắt và chế biến
B hiện đại hoá các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ
C đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến
D tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt
- Câu 42 : Giá trị sản xuất thủy sản của nước ta hiện nay còn chưa cao, chủ yếu là do:
A đánh bắt gần bờ còn là chủ yếu
B công nghiệp chế biến còn hạn chế
C ảnh hưởng nhiều của thiên tai
D nguồn lợi thủy sản bị suy giảm
- Câu 43 : Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên :
A Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp.
B Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
C Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.
D Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá.
- Câu 44 : Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh :
A TP. Hồ Chí Minh.
B Bạc Liêu.
C Bà Rịa – Vũng Tàu
D Thừa Thiên - Huế.
- Câu 45 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 60% là:
A Tuyên Quang
B Nghệ An
C Gia Lai
D Sơn La
- Câu 46 : Vùng trồng nhiều cà phê nhất nước ta là
A Đông Nam Bộ
B Trung du miền núi Bắc Bộ.
C Bắc Trung Bộ.
D Tây Nguyên.
- Câu 47 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác biệt trong hướng chuyên môn hóa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là:
A Đồng bằng sông Hồng có mùa đông lạnh.
B Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phù sa ngọt lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
C Đồng bằng sông Hồng có nhiều vùng thấp trũng
D Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nước tưới tiêu dồi dào hơn.
- Câu 48 : Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước là:
A Đồng bằng sông Cửu Long
B Trung du miền núi Bắc Bộ
C Đông Nam Bộ
D Tây Nguyên.
- Câu 49 : Vịt đàn là sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của:
A Đông Nam Bộ
B Đồng bằng sông Hồng
C Duyên hải Nam Trung Bộ
D Đồng bằng sông Cửu Long
- Câu 50 : Những vùng có nhiều tiềm năng để sản xuất nông nghiệp hàng hóa là
A Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
B Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng
C Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
D Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyê, Bắc Trung Bộ
- Câu 51 : Vùng trồng đay truyền thống nhưng đang có xu hướng giảm là
A Đồng bằng sông Cửu Long
B Đồng bằng sông Hồng
C Đông Nam Bộ
D Bắc Trung Bộ
- Câu 52 : Cho bảng số liệuDIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)Nhân xét nào sau đây đúng với sự thể hiện của bảng số liệu trên?
A Tốc độ tăng trưởng nhóm cây lương thực là cao nhất.
B Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác là cao nhất.
C Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác là thấp nhất.
D Tốc độ tăng trưởng nhóm cây công nghiệp là cao nhất.
- Câu 53 : Cho bảng số liệu sauDIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A Đồng bằng sông Hồng có diện tích giảm, sản lượng tăng
B Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
C Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tăng, sản lượng tăng.
D Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn đồng bằng sông Hồng.
- Câu 54 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGVÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)Theo bảng số liệu trên, năng suất lúa của cả nước năm 2014 là
A 57,5 tạ/ha
B 5,94 tạ/ha
C 60,7 tạ/ha
D 59,4 tạ/ha
- Câu 55 : Cho bảng số liệu:Số lượng gia súc, gia cầm của nước ta giai đoạn 2000 – 2012
Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên
A đàn trâu có tốc độ tăng trưởng liên tục
B đàn bò tăng gấp 1,4 lần
C đàn lợn có tốc độ tăng nhanh và liên tục
D đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất
- Câu 56 : Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây
A cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực của nước ta
B cơ cấu diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất cây lương thực nước ta
C diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất cây lương thực nước ta
D quy mô diện tích gieo trồng cây lương thực của nước ta
- Câu 57 : Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì
A tốc độ tăng trưởng sản lượng và giá trị sản xuất trong giai đoạn 2005 - 2010
B sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất cửa nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010
C so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010
D thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010
- Câu 58 : Cho biểu đồQUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CỦA BẮC TRUNG BỘVÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 1012Đơn vị: %
Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thể hiện của biểu đồ trên
A Tỷ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của mỗi vùng nhỏ hơn tỷ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.
B Sản lượng thuỷ sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn DH Nam Trung Bộ
C Tỷ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác của mỗi vùng lớn hơn tỷ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
D Sản lượng thuỷ sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn DH Nam Trung Bộ
- Câu 59 : Cho biểu đồ
Nhận định nào sau đây đúng với biểu đồ trên
A Mức tăng sản lượng cà phê nhân từ năm 1990 đến 2003 nhanh hơn diện tích gieo trồng
B Mức độ tăng diện tích và sản lượng cà phê qua thời kì đều nhanh bằng nhau
C Qua các năm diện tích gieo trồng cà phê tăng nhanh hơn cả sản lượng
D Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê có nhiều biến động bất thường
- Câu 60 : Cho bảng số liệuSản lượng lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm. Đơn vị: nghìn tấn
Dựa trên bảng số liệu nói trên cho biết vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm là biểu đồ nào sau đây
A biểu đồ tròn
B biểu đồ đường
C biểu đồ miền
D biểu đồ cột
- Câu 61 : Cho bảng số liệuSản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta qua các năm.Đơn vị: nghìn tấn
Nhận định nào sau đây đúng nhất với bảng số liệu
A cả sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng qua các năm đều tăng
B cả sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nhanh hơn
C sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn hơn sản lượng thuỷ sản khai thác
D sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng nuôi trồng qua các năm đều không ổn định
- Câu 62 : Cho biểu đồ
NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2014Qua biểu đồ về năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2014 ở trên, hãy cho biết biểu đồ còn thiếu gì?
A Chú giải
B Năm
C Đơn vị
D Tên biểu đồ
- Câu 63 : Cho bảng số liệu sauDÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2011
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên
A Dân số nước ta liên tục tăng lên trong giai đoạn 1995 – 1911
B Sản lượng lương thực có hạt nước ta liên tục tăng trong giai đoạn 1995 – 2011
C Bình quân lương thực theo đầu người nước ta liên tục tăng lên trong giai đoạn 1995 – 2011
D Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn sản lượng lương thực có hạt
- Câu 64 : Cho bảng số liệu:Sản lương thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2014(Đơn vị: nghìn tấn)
Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2014
A Đánh bắt tăng chậm hơn nuôi trồng
B Nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt
C Đánh bắt tăng, nuôi trồng giảm
D Đánh bắt và nuôi trồng đều tăng
- Câu 65 : Cho bảng số liệu:Biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta năm 1943 – 2015
( Nguồn sách giáo khoa Địa lí 12, NXBGD và trang web: http://gso.gov.vn/ số liệu thống kê)Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng?
A Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh từ 1943 đến 1983, sau đó tăng dần đến 2015
B Diện tích rừng có biến động, tổng diện tích giảm nhanh từ năm 1943 đến 1983, sau đó tăng dần đến năm 2015
C Diện tích rừng trồng giảm liên tục từ 1943 đến 1983 sau đó tăng đến 2015
D Độ phủ rừng tăng mạnh từ 1943 đến 2005, tổng diện tích rừng tăng mạnh.
- Câu 66 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Biểu đồ kết hợp.
B Biểu đồ miền.
C Biểu đồ đường.
D Biểu đồ cột.
- Câu 67 : Cho bảng số liệu sau:Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta (theo giá thực tế).(Đơn vị: tỉ đồng)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015,NXB Thống kê, 2016)Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta là
A Biểu đồ miền
B Biểu đồ cột ghép
C Biểu đồ cột chồng
D Biểu đồ tròn.
- Câu 68 : Cho bảng số liệu sau:Sự biến động diện tích rừng qua một số năm.(Đơn vị: triệu ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)Nhận định đúng nhất là:
A Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
B Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
C Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn
D Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi
- Câu 69 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Giai đoạn 1943-1993, trồng rừng không bù lại được so với nạn phá rừng.
B Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, độ che phủ 43,8%.
C Diện tích rừng trồng của nước ta liên tục tăng, trong 71 năm đã tăng 3,7 triệu ha
D Độ che phủ rừng của nước ta giảm liên tục và giảm 2,4 %.
- Câu 70 : Cho bảng số liệu sau:Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 – 2013
Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta (đơn vị: kg/người) năm 1999 và 2013 lần lượt là:
A 43,3 kg/người - 54,9 kg/người.
B 4,3 kg/người - 5,5 kg/người.
C 433,4 kg/người - 549,6 kg/người.
D 0,4 kg/người - 0,5 kg/người.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)