Đề thi thử THPTQG môn Địa lý năm 2017-THPT Thuận T...
- Câu 1 : Hạn chế chủ yếu về tự nhiên của khu vực đồi núi nước ta là gì?
A Địa hình cao, chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc
B Xảy ra nhiều thiên tai
C Quá rộng lớn. Nơi xảy ra nhiều thiên tai
D Địa hình cao, chia cắt mạnh
- Câu 2 : Thế mạnh lớn nhất về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta là:
A Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên ( khoáng sản, thủy sản, lâm sản)
B Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản
C Thuận lợi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại
D Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
- Câu 3 : Đặc điểm nào sau, không phải là đặc điểm tự nhiên cơ bản của Biển Đông?
A Là một biển rộng, có diện tích gần 3,5 triệu km2
B Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo
C Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
D Có vị trí địa chính trị quan trọng của thế giới
- Câu 4 : Hai vịnh biển lớn nhất nước ta nằm trong biển Đông là:
A Vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long
B Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
C Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong
D Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong
- Câu 5 : Khu vực nào có thềm lục địa hẹp nhất nước ta?
A Bắc Bộ
B Bắc Trung Bộ
C Nam Trung Bộ
D Nam Bộ
- Câu 6 : Nguyên nhân cơ bản nào làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương?
A Các khối khí qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm lớn.
B Các khối khí qua biển làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu.
C Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao.
D Do tác động của biển Đông, các khối khí đã mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
- Câu 7 : Gia tăng dân số nước ta nhanh đã tạo sức ép lớn đối với việc:
A phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sông
B bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
C nâng cao chất lượng cuộc sông
D phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống
- Câu 8 : Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí, được thể hiện rõ nhất thông qua việc
A phân bố dân cư giữa các ngành kinh tế.
B phân bố dân cư giữa thành thị với nông thôn.
C phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
D mật độ dân số cao.
- Câu 9 : Vùng nào sau có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A Đồng bằng sông Hồng.
B Đồng bằng sông Cửu Long.
C Đông Nam Bộ.
D Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất xám phù sa cổ có diện tích lớn nhất ở vùng nào?
A Tây Bắc
B Bắc Trung Bộ
C Tây Nguyên
D Đông Nam Bộ.
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long?
A Đất phù sa ngọt.
B Đất mặn.
C Đất phèn.
D Đất khác.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào sau đây?
A Cao nguyên Kon Tum.
B Cao nguyên Lâm Viên.
C Cao nguyên Di Linh.
D Cao Nguyên Đắc Lắc.
- Câu 13 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng tây bắc – đông nam?
A Hoàng Liên Sơn.
B Dãy Con Voi.
C Dãy Tam Điệp.
D Dãy Bạch Mã.
- Câu 14 : Tỉnh nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc:
A Quảng Ninh.
B Lào Cai.
C Yên Bái.
D Sơn La.
- Câu 15 : Ý nào sau không nằm trong hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát huy thế mạnh các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở TDMNBB?
A Sử dụng hợp lí tài nguyên của vùng.
B Nâng cao đời sống nhân dân.
C Định canh định cư cho đồng bào dân tộc.
D Có mùa đông lạnh nhất nước ta.
- Câu 16 : TDMNBB là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta là do:
A địa hình cao và đất feralit phát triển trên đá badan.
B phần lớn diện tích là đất feralít và có mùa đông lạnh.
C dân cư có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè.
D chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và đá mẹ khác.
- Câu 17 : Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là gì?
A Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.
B Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Băc.
C Tiềm năng về thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.
D Tài nguyên rừng ở Tây Bắc còn nhiều hơn Đông Bắc.
- Câu 18 : Nét nổi bật về kinh tế-xã hội của TDMNBB là:
A Vùng có nhiều dân tộc ít người, hạn chế về kinh nghiệm sản xuất.
B vùng thưa dân hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động.
C là nơi thu hút lao động mạnh nhất từ khắp đất nước.
D cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đã được khắc phục.
- Câu 19 : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH có ý nghĩa quan trọng nhằm
A Đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.
B Hạn chế những trở ngại và phát huy những thế mạnh vốn có của đồng bằng.
C Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển công nghiệp.
D Góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Câu 20 : Điều nào sau đây chưa phản ánh đúng về những thuận lợi của vị trí địa lí ĐBSH đối với sự phát triển kinh tế?
A Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như trong vùng kinh tế trọng điểm phía Băc.
B Nằm liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta.
C Ở vị trí chuyển tiếp giữa TDMNBB với vùng biển Đông rộng lớn.
D Nằm trong vùng giàu tài nguyên lâm sản, thủy sản và sản phẩm cây công nghiệp.
- Câu 21 : Ở ĐBSH tỉnh nào có số dân đông nhất và thấp nhất?
A Hà Nội và Hà Nam.
B Hà Nội và Hà Tây.
C Hải Phòng và Vĩnh Phúc.
D Hải Phòng và Bắc Ninh.
- Câu 22 : Tài nguyên quan trọng hàng đầu ở ĐBSH là gì?
A Tài nguyên du lịch.
B Tài nguyên đất.
C Tài nguyên nước.
D Tài nguyên biển.
- Câu 23 : Thế mạnh chủ yếu về mặt kinh tế-xã hội ở ĐBSH là gì ?
A Dân cư hoạt động chủ yếu trong công nghiệp.
B Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
C Nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.
D Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Câu 24 : Vùng nào chiếm trên 50% cả về diện tích và sản lượng lúa của nước ta ?
A Đồng Bằng sông Hồng.
B Tây nguyên.
C Đông Nam Bộ.
D Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 25 : Loại cây công nghiệp được phát triển chủ yếu ở nước ta là gì ?
A Cây công nghiệp ôn đới.
B Cây công nghiệp cận nhiệt đới.
C Cây công nghiệp nhiệt đới.
D Cây công nghiêp cận xích đạo.
- Câu 26 : Ý nào sau không là điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta ?
A Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
B Đặc điểm của thị trường thế giới.
C Nguồn lao động dồi dào.
D Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến cây công nghiệp.
- Câu 27 : Cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là:
A Cây công nghiệp ôn đới.
B Cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt.
C Cây công nghiệp cận nhiệt.
D Cây công nghiệp nhiệt đới.
- Câu 28 : Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là bao nhiêu ?
A 1,5 triệu ha
B 2,5 triệu ha
C 3,5 triệu ha
D 4,5 triệu ha
- Câu 29 : Nhân tố chính nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi nước ta ?
A Giống vật nuôi.
B Công ghiệp chế biến.
C Mạng lưới dịch vụ thú y
D Cơ sở thức ăn.
- Câu 30 : Trâu của nước ta được nuôi nhiều nhất ở vùng nào ?
A Đông Nam Bộ
B Tây Nguyên
C Trung du và miền núi Bắc Bộ
D Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 31 : Đàn lợn của nước ta năm 2005 là bao nhiêu ?
A 25 triệu con.
B 26 triệu con.
C 27 triệu con.
D 28 triệu con
- Câu 32 : Trong hệ thống ngành chăn nuôi, đàn lợn cung cấp:
A 1/2 sản lượng thịt các loại
B 2/3 sản lượng thịt các loại
C 3/4 sản lượng thịt các loại
D 4/3 sản lượng thịt các loại
- Câu 33 : Chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào ?
A Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
B Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
D Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
- Câu 34 : Cho bảng số liệu:Giá trị sản xuất các nhóm ngành công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2000-2010(Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế)( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011; NXB thống kê Việt Nam năm 2012)Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu:
A Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp ở nước ta đều tăng liên tục.
B Nhóm ngành công nghiệp chế biến có giá trị tăng lớn nhất.
C Nhóm ngành công nghiệp khai thác có giá trị tăng nhỏ nhất
D Tỉ trọng của các nhóm ngành công nghiệp đều tăng.
- Câu 35 : Cho bảng số liệu:Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế( Đơn vị: %) ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế trong năm 2000 và 2011 là:
A Biểu đồ miền
B Biểu đồ đường.
C Biểu đồ cột.
D Biểu đồ tròn.
- Câu 36 : Cho bảng số liệu:Tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010.(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)Nhận xét nào sau về tình hình sản xuất lúa của nước ta chưa chính xác?
A Diện tích lúa tăng nhưng chậm.
B Diện tích lúa hè thu giảm.
C Năng suất lúa tăng mạnh.
D Sản lượng lúa tăng mạnh.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)