Trắc nghiệm địa 12 bài 31 : Vấn đề phát triển thươ...
- Câu 1 : Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa về doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần knh tế của nước ta năm 2005:
A. Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
B. Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất
C. Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất
D. Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
- Câu 2 : Hiện nay, thi trường buôn bán của nước ta được mở rộng
A. Theo hướng chú trọng đến các nước xã hội chủ nghĩa cũ
B. Theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa
C. Nhưng chưa có quan hệ với các nước Tây Âu
D. Nhưng chưa có quan hệ với các nước Mĩ La Tinh
- Câu 3 : Sự kiện nào sau đây ít ảnh hưởng đến ngoại thương nước ta ?
A. Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) được thành lập
B. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được kí kết
C. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016
D. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới(WTO)
- Câu 4 : Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta những năm gần đây là
A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản
D. Thái Lan, Lào, Campuchia
- Câu 5 : Các thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của nước ta những năm gần đây là
A. Các nước châu Phi và Mĩ La tinh
B. Các nước ASEAN và châu Phi
C. Khu vực Tây Á và các nước ASEAN
D. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu
- Câu 6 : Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta những năm qua là:
A. Dầu thô, khí đốt, điện
B. Xăng dầu thành phẩm, công nghệ phần mềm
C. Dầu thô, thủy sản, hàng may mặc
D. Khí đốt, lâm sản, thủy sản
- Câu 7 : Giai đoạn 1990 – 2005 , xuất khẩu nước ta
A. Liên tục có giá trị thấp hơn so với nhập khẩu
B. Có mặt hàng chủ lực là các sản phẩm chế biến và tinh chế
C. Đã có năm đạt giá trị cao hơn so với nhập khẩu ( xuất siêu)
D. Liên tục có giá trị cao hơn so với nhập khẩu
- Câu 8 : Một trong những địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta là:
A. Vịnh Hạ Long
B. Phố cổ Hội An
C. Hồ Ba Bể
D. Động Phong Nha – Kẻ Bàng
- Câu 9 : Một trong những di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là :
A. Vịnh Hạ Long
B. Phố cổ Hội An
C. Thánh địa Mỹ Sơn
D. Quần thể di tích cố đô Huế
- Câu 10 : Hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta là
A. Dầu Tiếng
B. Hòa Bình
C. Ba Bể
D. Thác Bà
- Câu 11 : Tính đến nay, địa phương có hai di sản văn hóa thế giới là
A. Thanh Hóa
B. Ninh Bình
C. Quảng Nam
D. Quảng Bình
- Câu 12 : Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành du lịch nước ta những năm qua?
A. Phát triển nhanh nhờ chính sách Đổi mới Nhà nước
B. Số lượng khách quốc tế rất ổn định hàng năm
C. Doanh thu từ du lịch có xu hướng giảm
D. Số lượng khách nội địa không nhiều bằng số lượng khách quốc tế
- Câu 13 : Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là :
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng
B. Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
C. Huế - Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
D. TP Hồ CHí Minh, Huế - Đà Nẵng, Hà Nội
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24, trong giai đoạn 1995- 2007 tổng mức bản lẻ hàng háo và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng lên gần:
A. 3,2 lần
B. 4,2 lần
C. 5,2 lần
D. 6,2 lần
- Câu 15 : Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu năm 2007 của nước ta ở Atlat địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất là
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản
B. Nông, lâm sản
C. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
D. Thủy sản
- Câu 16 : Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 là :
A. Đông Nam Á
B. Trung Quốc
C. Đài Loan
D. Hàn Quốc
- Câu 17 : Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 18 : Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là
A. Bắc Mĩ và châu Á.
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.
D. Châu Âu và châu Phi.
- Câu 19 : Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm
A. Di tích, lễ hội.
B. Di tích, khí hậu.
C. Lễ hội, địa hình.
D. Địa hình, di tích.
- Câu 20 : Đâu không phải trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta?
A. TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội.
C. Cần Thơ.
D. Đà Nẵng.
- Câu 21 : Về phương diện du lịch, đâu không phải vùng du lịch ở nước ta?
A. Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Câu 22 : Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm
A. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
B. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Nha Trang.
C. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Đà Lạt.
D. TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.
- Câu 23 : Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng
A. Đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường.
B. Chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc.
C. Chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.
D. Chủ yếu tập trung vào thị trường Đông Nam Á.
- Câu 24 : Biểu hiện nào không nói lên được sự phong phú của tài nguyên du lịch về mặt địa hình của nước ta?
A. Có 200 hang động.
B. Có nhiều sông, hồ.
C. Có 2 di sản thiên nhiên thế giới.
D. Có 125 bãi biển.
- Câu 25 : Mặt hàng nào không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta?
A. Hàng nông - lâm - thuỷ sản.
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu).
C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
D. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
- Câu 26 : Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì
A. Giá cả hợp lý.
B. Nhiều bãi biển đẹp.
C. Không có mùa đông lạnh.
D. Cơ sở lưu trú tốt.
- Câu 27 : Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là
A. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.
B. Vịnh Hạ Long và quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn.
D. Bãi đá cổ Sa Pa và thành nhà Hồ.
- Câu 28 : Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Số lượng du khách đến tham quan.
B. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
C. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa.
D. Chất lượng đội ngũ trong ngành.
- Câu 29 : Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tại Việt nam?
A. Văn hóa cồng chiêng Tây nguyên.
B. Di sản nhã nhạc cung đình Huế.
C. Di sản quần thể di tích cố đô Huế.
D. Di sản hát quan họ Bắc Ninh.
- Câu 30 : Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều gì sau đây?
A. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
B. Việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
C. Nhu cầu tiêu dùng.
D. Người dân tiêu dùng hàng ngoại xa xỉ.
- Câu 31 : Tính đến nay địa phương có 2 di sản văn hóa thế giới là
A. Thanh Hóa.
B. Hòa Bình.
C. Quảng Nam.
D. Quảng Bình.
- Câu 32 : Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ là
A. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp.
B. Do kinh tế phát triển, người dân có kinh nghiệm kinh doanh du lịch.
C. Do vị trí Nam Trung Bộ thuận lợi hơn.
D. Vùng biển Nam Trung Bộ có số giờ nắng nhiều, không có gió mùa Đông Bắc.
- Câu 33 : Nguyên nhân chính làm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là
A. Chính sách hướng ra xuất khẩu, tự do hóa thương mại.
B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kí kết các hiệp định thương mại với Hoa Kì.
C. Giá thành sản phẩm xuất khẩu thấp.
D. Hàng hóa của nước ta được nhiều nước ưa dùng.
- Câu 34 : Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Du lịch mạo hiểm.
B. Du lịch nghỉ dưỡng.
C. Du lịch sinh thái.
D. Du lịch văn hóa.
- Câu 35 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây ở khu vực Tây Bắc có hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển nhất?
A. Sơn La.
B. Điện Biên.
C. Yên Bái.
D. Lào Cai.
- Câu 36 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?
A. Quảng Nam.
B. Bình Định.
C. Đà Nẵng.
D. Khánh Hòa.
- Câu 37 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?
A. Hà Nội
B. Hải Phòng
C. Đồng Nai
D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Câu 38 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết những nơi nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?
A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội
B. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
D. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Câu 39 : Nguyên nhân nào được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên?
A. Mở rộng và đa dạng hoá thị trường.
B. Nâng cao năng suất lao động.
C. Tổ chức sản xuất hợp lí.
D. Tăng cường sản xuất hàng hoá.
- Câu 40 : Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là
A. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
B. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
C. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
D. Có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản,...
- Câu 41 : Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do
A. tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
B. hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
C. tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì.
D. đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn.
- Câu 42 : Hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta là
A. thuế xuất khẩu cao.
B. tỉ trọng hàng gia công còn lớn.
C. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
D. chất lượng sản phẩm chưa cao.
- Câu 43 : Do tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì nên
A. kim ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu của nước ta sang thị trường Bắc Mĩ giảm.
B. kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường châu Âu – Thái Bình Dương tăng.
C. tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh.
D. nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng Âu – Mĩ ngày càng phổ biến trong đời sống.
- Câu 44 : Tỉnh nào ở nước ta có 2 di sản thế giới?
A. Quảng Ninh.
B. Quảng Bình.
C. Thừa Thiên Huế.
D. Quảng Nam.
- Câu 45 : Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do
A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng.
B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.
C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.
D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.
- Câu 46 : Hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do
A. Sự đa dạng của các mặt hàng.
B. Tác động của thị trường ngoài nước.
C. Cơ chế quản lí thay đổi.
D. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)