- Sinh thái học quần thể 2
- Câu 1 : Một nhóm cá thể của loài, khác nhau về giới tính, khác nhau về các nhóm tuổi và khác nhau về kích thước có thể được gọi một cách chính xác :
A Không phải là một quần thể
B Là một quần thể.
C Là một nhóm sinh sản.
D Là một quần xã sinh vật.
- Câu 2 : Loài cây thuộc chi Calvaria trên đảo Maritus hiện nay vẫn tồn tại và và phát triển bình thường, nhưng hạt chỉ nảy mầm sau khi qua ống tiêu hóa của chim “đo đo” (Raphus cucullatus), một loài đã bị tiêu diệt cách đây hơn 100 năm. Vậy trong điều kiện tự nhiên loài cây này liệu có thể :
A Tồn tại như một quần thể.
B Không còn giá trị tồn tại như một quần thể.
C Loài là thành viên vĩnh cửu của một quần xãc sinh vật.
D Không có câu trả lời chính xác.
- Câu 3 : Kích thước của quần thể hiểu phổ biến nhất là theo:
A số lượng cá thể của quần thể
B Sản lượng quần thể
C Năng lượng của các cá thể trong quần thể
D Tất cả các đơn vị nêu trên.
- Câu 4 : Có một trong các ý trả lời dưới đây không đúng :
A Những loài cơ thể nhỏ tồn tại trong quần thể có kích thước lớn.
B Những loài có kích thước cơ thể lớn có sức sinh sản thấp.
C Những loài có kích thước lớn tồn tại trong quần thể đông.
D Kích thước quần thể lớn thường đặc trưng cho những loài ăn thực vật hơn là những loài ăn động vật.
- Câu 5 : Ở những loài động vật tim 4 ngăn và có 2 vòng tuần hoàn được đặc trung bởi đường cong sống sót dạng:
A Chữ S
B Lõm
C đường thẳng
D Zic-zăc
- Câu 6 : Một loài có thể bị suy thoái trong điều kiện tự nhiên khi sản lượng khai thác đạt đến mức nào dưới đây :
A Thấp hơn sản lượng tối thiểu.
B Bằng sản lượng tối thểu.
C Thấp hơn sản lượng tối đa.
D Cao hơn sản lượng tối thiểu.
- Câu 7 : Tìm một ý sai khi mô tả sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong không gian :
A Môi trường đồng nhất
B Môi trường không đồng nhất
C Các cá thể không có tính lãnh thổ.
D Các cá thể không thích sống tụ tập với nhau.
- Câu 8 : Điều kiện nào để các cá thể của quần thể A có thể xuất cư sang quần thể B:
A Khi mật độ quần thể A thấp hơn so với quần thể B. .
B Khi mật độ của quần thể A cân bằng với quần thể B.
C Khi mật độ của quần thể B thấp hơn so với quần thể A, nhưng đã cân bằng với nguồn sống.
D Khi mật độ của quần thể B thấp hơn so với quần thể A, nhưng nguồn sống vẫn còn dư thừa
- Câu 9 : Những loài tăng trưởng số lượng theo hàm mũ có đặc tính nào dưới đây không đúng :
A Kích thước cơ thể nhỏ.
B Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn.
C Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số lượng nhanh.
D Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố môi trường vô sinh.
- Câu 10 : Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, nhân tố nào của chính quần thể kìm hãm tốc độ phát triển số lượng của nó
A Sự phân bố của các cá thể trong không gian
B Sức chứa của môi trường (K)
C Số lượng cá thể của quần thể (N).
D Cấu trúc tuổi của quần tể .
- Câu 11 : Quần thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái khi :
A Nhóm tuổi đang sinh sản chiếm ưu thế
B Nhóm sau sinh sản chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
C Nhóm đang sính sản cân bằng với nhóm trước sinh sản
D Nhóm đang sinh sản lớn hơn so với nhóm trước sinh sản.
- Câu 12 : Quần thể có cấu trúc tuổi phức tạp của một loài thủy sinh vật phân bố rộng có thể gặp trong :
A Vùng nước vĩ độ cao
B Vùng nước vĩ độ thấp.
C Vùng nước ven bờ nhiệt đới.
D Vùng cửa sông xích đạo
- Câu 13 : Trong điều kiện nào cấu trúc tuổi của quần thể mang đặc trưng cho loài :
A Điều kiện môi trường biến động mạnh
B Điều kiện môi trường biến động trung bình
C Điều kiện môi trường tương đối ổn định
D Điều kiện môi trường biến động theo chu kì.
- Câu 14 : Loài hổ sống trong các rừng rậm có kiểu tăng trưởng số lượng theo :
A Hàm mũ
B Hàm logistic
C Theo cả hàm logistic và hàm mũ
D Các câu trả lời trên đều đúng
- Câu 15 : Sức chống đối của môi trường lên sự tăng trưởng kích thước quần thể có thể là:
A Không gian sống.
B Các nhu cầu sống thiết yếu của đời sống.
C Rủi ro gây ra bởi điều kiện môi trường vô sinh, khai tác của vật dữ và phơi nhiễm dịch bệnh
D Tất cả các điều nói trên
- Câu 16 : Cây phong lan sống bám vào các cây khác là ví dụ cho mối quan hệ nào:
A Cộng sinh
B Kí sinh.
C Hội sinh
D Hợp tác đơn giản.
- Câu 17 : Con người và những con vật nuôi trong nhà (chó mèo, trâu bò) quan hệ với nhau theo kiểu:
A Cộng sinh.
B Kí sinh.
C Hội sinh.
D Ức chế cẩm nhiễm.
- Câu 18 : Lác loài khuẩn Lam (Anabaena) sống trong bèo hoa dâu (Azola) thuộc mối quan hệ nào dưới đây :
A Cạnh tranh
B Kí sinh.
C Cộng sinh
D Hội sinh.
- Câu 19 : Trong cuộc sống thường nhật, quan hệ giữa các dạng tài nguyên thiên nhiên và con người thuộc mối quan hệ :
A Hội sinh
B Ức chế - cảm nhiễm.
C Vật chủ- kí sinh.
D Con mồi - vật ăn thịt.
- Câu 20 : Người ta nói, nuôi trồng thủy sản ở các vùng nước nhiệt đới sớm mang lại lợi tức do tốc độ quay vòng nhanh. Điều này phụ thuộc chính vào nhân tố sinh thái nào dưới đây:
A Sự chăm só của con người.
B Nguồn thức ăn phong phú.
C Nhiệt độ nước cao.
D Độ muối cao, ít dao động.
- Câu 21 : Mối quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể (cạnh tranh, kí sinh, ăn thịt đồng loại) thường dẫn đến tình trạng nào dưới đây:
A Không tiêu diệt loài mà làm cho loài phát triển hưng thịnh.
B Làm suy giảm đến cạn kiệt số lượng quần thể của loài, đưa loài đến tình trạng suy thoái và diệt vong.
C Kích thích sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
D Làm tăng kích thước quần thể của vật ăn thịt.
- Câu 22 : Mối quan hệ giữa tôm kí cư và hải quỳ thuộc mối quan hệ nào dưới đây:
A Kí sinh.
B Hội sinh.
C Cộng sinh.
D Hợp tác đơn giản.
- Câu 23 : Những loài cá ăn động vật không xương sống có vị trí miệng rất khác nhau, con thì hớt lên trên, con thì hướng xuống dưới, có loài vị trí miệng nằm trùng với trục thân và có loài có râu... sống trong hồ, hiện tượng nào se xuất hiện:
A Cạnh tranh giữa các loài với nhau về nguồn thức ăn.
B Chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.
C Chúng có thể chung sống với nhau một các hòa bình.
D Chúng có thể sống kí sinh vào nhau.
- Câu 24 : Sự biến động số lượng theo chu kì ngày đêm đặc trưng cho các loài :
A Có thị giác phát triển.
B Không có mầu sắc sặc sỡ trên thân.
C Có kích thức rất lớn, tuổi thọ cao, sức sinh sản thấp.
D Có kích thước rất nhỏ, tuổi thọ rất thấp và sức sinh sản cao mẫn cảm với sự biến đổi của pha sáng và tối.
- Câu 25 : Những động vật sống ở vùng ôn đới số lượng thường tăng nhanh trong mùa xuân hè phụ thuộc vào điều kiện chủ yếu nào dưới đây :
A Nguồn thức ăn trở nên giầu có.
B Cường độ chiếu sáng ngày một tăng
C Cường độ hoạt động của động vật ăn thịt và dịch bệnh còn thấp.
D Bố mẹ bảo vệ con cái trước kẻ thù tốt hơn
- Câu 26 : Nguyên nhân gốc rễ nào làm cho số lượng cá thể của quần thể biến động :
A Kích thước của quần thể tăng nhanh
B Kích thước quần thể tăng chậm.
C Kích thước quần thể giảm.
D Cán cân sinh-tử biến đổi phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố môi trường.
- Câu 27 : Khi điều kiện môi trường thuận lơi, số lượng cá thể của quần thể tăng do:
A Sức sinh sản tăng
B Chất lượng các sản phẩm sinh dục tốt và sức sống của con non tăng.
C Mức tử vong của con non và con già đều thấp.
D Tất cả các lí do nêu trên.
- Câu 28 : Hiện tượng “tỉa đàn” ở động vật xẩy ra chủ yếu do :
A Cạnh tranh trong nội bộ loài vì mức đảm bảo thức ăn kém.
B Tác động khai thác của vật ăn thịt đối với các cá thể non và già.
C Mức chết của con non, con già tăng do điều kiện môi trường khắc nghiệt.
D Tất cả các lí do trên
- Câu 29 : Sức chứa đối với động vật tùy thuộc vào:
A nguồn thức ăn có thể kiếm được
B chất dinh dưỡng khoáng
C CO2
D ánh sáng mặt trời
- Câu 30 : Một quần thể có tỉ lệ những cá thể già cao hơn những cá thể trẻ thì quần thể ấy có khuynh hướng:
A tăng nhanh và sau đó giảm nhanh
B tiếp tục tăng nhanh không ngừng
C tăng chậm và ổn định ở một kích thước quần thể nhỏ
D không thay đổi kích thước quần thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen