Đột biến gen
- Câu 1 : Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến:
A Thêm 1 cặp nuclêôtit.
B Thêm 2 cặp nuclêôtit.
C Mất 1 cặp nuclêôtit.
D Thay thế 1 cặp nuclêôtit.
- Câu 2 : Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ:
A 1%
B
C
D 23%
- Câu 3 : Một gen có tổng số 1824 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có T = A; X = 2T; G = 3A. Chiều dài của gen là:
A 2284,8Å.
B 4080Å.
C 1305Å.
D 5100Å.
- Câu 4 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
B Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
- Câu 5 : Một gen có chiều dài 4080Å và có tổng số 3050 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hiđrô nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi. Số nuclêôtit mỗi loại của gen khi đã đột biến là:
A A = T = 555; G = X = 645.
B A = T = 550; G = X = 650.
C A = T = 645; G = X = 555.
D A = T = 650; G = X = 550.
- Câu 6 : Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; Trên mạch một của gen có X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hi đrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là:
A 1581.
B 678.
C 904.
D 1582.
- Câu 7 : Một gen dài 0,255 micromet và có A = 20% số nuclêôtit của gen. Sau đột biến số liên kết hiđrô của gen là 1953. Nếu chiều dài gen không đổi, đột biến trên thuộc dạng:
A Thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X.
B Thay 3 cặp G – X bằng 3 cặp A – T.
C Thêm 1 cặp G – X.
D Thêm 1 cặp A – T.
- Câu 8 : Một gen có chiều dài 5100Å và có 30%A. Gen bị đột biến mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20A và G= 3/2A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là ?
A A = T = 880 và G = X = 1320.
B A = T = 570 và G = X = 1320.
C A = T = 880 và G = X = 570.
D A = T = 570 và G = X = 880.
- Câu 9 : Gen D có 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nuclêôtit loại A. Gen D bị đột biến điểm thành alen d, làm cho alen d hơn gen D 1 liên kết hiđrô. Gen d nhân đôi 2 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp là:
A 723.
B 720.
C 717
D 726
- Câu 10 : Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 15%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể đột biến ở đời con, thể đột biến có tỉ lệ:
A
B
C
D
- Câu 11 : Một gen có tổng số 1824 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có T = A; X = 2T; G = 3A. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A của gen đột biến là:
A 191
B 193.
C 97.
D 95
- Câu 12 : Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ guanine trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 2 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 13 : Một gen có chiều dài 2805Å và có tổng số 2074 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen khi đã đột biến là:
A A = T = 400; G = X = 424.
B A = T = 403; G = X = 422.
C A = T = 401; G = X = 424.
D A = T = 424; G = X = 400.
- Câu 14 : Một đoạn ADN có chiều dài 408nm và có hiệu số phần trăm giữa các nuclêôtit loại A và một loại khác là 20%. Một đột biến xảy ra làm tăng chiều dài đoạn ADN thêm 17Å và nhiều hơn đoạn ADN ban đầu 13 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A và G của đoạn ADN sau đột biến lần lượt là:
A 843 và 362.
B 842 và 363.
C 840 và 360
D 363 và 842.
- Câu 15 : Alen B dài 221nm và có 1699 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1509 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là:
A Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
B Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
C Mất một cặp A – T.
D Mất một cặp G – X.
- Câu 16 : Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng ?
A (1), (2), (3).
B (2), (4), (5).
C (3), (4), (5).
D (1), (3), (5).
- Câu 17 : Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanine. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
A A = T = 799; G = X = 401.
B A = T = 801; G = X = 400.
C A = T = 800; G = X = 399.
D A = T = 799; G = X = 400
- Câu 18 : So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì:
A Đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.
B Alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
C Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
D Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
- Câu 19 : Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:
A (1), (2), (3), (4).
B (1), (3).
C (1), (2).
D (1), (2), (3).
- Câu 20 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
C Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
- Câu 21 : Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:
A Mã di truyền có tính thoái hóa.
B Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C ADN của vi khuẩn có dạng vòng.
D Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
- Câu 22 : Một gen có một bazơ Timin trở thành dạng hiếm (T*) thì sẽ gây đột biến thay cặp A – T thành cặp G – X theo sơ đồ:
A A – T* → T* - G → G – X.
B A – T* → T* - X → G – X.
C A – T * → G – T* → G – X
D A – T* → A – G → G – X.
- Câu 23 : Cho các thông tin:(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được.(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin.(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng.Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là:
A (2), (3), (4).
B (1), (2), (4)
C (1), (3), (4).
D (1), (2), (3).
- Câu 24 : Cho các trường hợp sau: (1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit.(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit.(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 cặp nuclêôtit.(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 cặp nuclêôtit.(5) Chuỗi pôlipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin.(6) Chuỗi pôlipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin.Có bao nhiêu trường hợp có thể dẫn tới đột biến gen ?
A 5
B 4
C 2
D 3
- Câu 25 : Xét các phát biểu sau đây:(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.(4) Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.(5) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nuclêôtit thì không làm thay đổi tổng liên kết hiđrô của gen.Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 26 : Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng ?(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A (1), (2), (3).
B (2), (4), (5).
C (3), (4), (5).
D (1), (3), (5).
- Câu 27 : Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:(1) Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến nhiễm sắc thể.(2) Số lượng gen trong quần thể rất lớn. (3) Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.(4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
A (1), (2), (3), (4).
B (1), (3).
C (1), (2).
D (1), (2), (3).
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen