Trắc nghiệm GDCD 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xu...
- Câu 1 : Sự ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của
A. Cạnh tranh
B. Thi đua
C. Sản xuất
D. Kinh doanh
- Câu 2 : Câu tục ngữ "Thương trường như chiến trường" phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?
A. Quy luật cung cầu
B. Quy luật cạnh tranh
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật giá trị
- Câu 3 : Gần đây quán bún phở của gia đình G rất vắng khách so với các cửa hàng gần đó nên gia đình G đã đầu tư vào chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Nhờ vậy, lượng khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán nhờ thế mà khá lên. Vậy, gia đình G đã sử dụng hình thức cạnh tranh nào sau đây?
A. Không lành mạnh.
B. Lành mạnh.
C. Không hợp lí
D. Hợp lí
- Câu 4 : Vì quán cà phê của mình ít khách, trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, anh K đã sử dụng việc cạnh tranh nào sau đây?
A. Không lành mạnh.
B. Lành mạnh.
C. Tiêu cực.
D. Tích cực.
- Câu 5 : Công ty A kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện của nội dung nào sau đây của cạnh tranh?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mục đích của cạnh tranh.
C. Mặt tích cực của cạnh tranh.
D. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
- Câu 6 : Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu trên thị trường tăng cao hơn so với thực tế. Việc làm của công ty xăng dầu M đã vi phạm quy luật nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
B. Tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Câu 7 : Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào sau đây diễn ra quyết liệt?
A. Cạnh tranh trong mua bán.
B. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
C. Cạnh tranh giữa các ngành.
D. Cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
- Câu 8 : Hiện nay trên thị trường có rất nhiều người bán quần áo. Cạnh tranh giữa những người này trên thị trường diễn ra khi nào trong các trường hợp sau đây?
A. Người mua nhiều, người bán ít.
B. Người mua bằng người bán.
C. Người bán nhiều, người mua ít.
D. Thị trường khủng hoảng.
- Câu 9 : Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao giá thành hàng hóa.
B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
C. Đầu tư nhiều vốn cho sản xuất, kinh doanh
D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Câu 10 : Theo báo cáo tài chính 2018, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tiếp tục dẫn đầu trong Danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam năm 2018 số tiền thuế doanh nghiệp đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2018 lên tới 36.790 tỷ đồng. Thông tin này cho em thấy đặc điểm nào sau đây trong mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa hoc – kỹ thuật phát triển
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc phát triển kinh tế.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
D. Góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Câu 11 : Công ty Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Việc này thể hiện doanh nghiệp đã
A. chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức làm cho môi trường suy thoái.
B. không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương để giành lợi nhuận nhiều hơn.
C. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, khủng hoảng kinh tế.
D. nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân
- Câu 12 : Để có thu nhập cao bà H trộn một hàm lượng rất nhỏ ma túy vào nồi cháo bán mỗi sáng cho sinh viên, gây cho các em cảm giác thèm ăn nên quán bà hôm nào cũng đông khách. Việc làm của bà H thể hiện việc
A. chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức làm cho môi trường suy thoái.
B. không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương để giành lợi nhuận nhiều hơn.
C. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, khủng hoảng kinh tế.
D. nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân
- Câu 13 : Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?
A. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
B. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng.
D. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
- Câu 14 : Yếu tố nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh.
D. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái.
- Câu 15 : Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất khác nhau.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có lợi ích khác nhau.
D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất giống nhau.
- Câu 16 : Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Mặt tích cực của cạnh tranh.
B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh.
D. Nguyên nhân của cạnh tranh.
- Câu 17 : Việc làm nào sau đây là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá.
B. Làm hàng giả, kinh doanh hàng quốc cấm.
C. Vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
- Câu 18 : Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Vậy, gia đình G đã
A. cạnh tranh không lành mạnh.
B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh.
D. cạnh tranh tiêu cực.
- Câu 19 : Quan sát thấy người làm công thường lười lao động, tay nghề lại kém nên sản phẩm làm ra năng suất thấp lại hay bị lỗi. Vì vậy, gia đình K đã nhắc nhở người làm công cũng như đào tạo lại nghề cho họ, nhờ vậy năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra ít bị lỗi. Vậy, gia đình G đã sử dụng việc
A. cạnh tranh không lành mạnh.
B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh.
D. cạnh tranh tiêu cực.
- Câu 20 : Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Nếu là người thân của K, em sẽ khuyên K xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật và cạnh tranh lành mạnh?
A. Đồng ý với cách làm của anh K vì như thế quán anh K mới có khách.
B. Thờ ơ coi như không biết gì vì đó là chủ ý của anh K.
C. Khuyên K nên bỏ việc này mà chú ý đến chất lượng, thái độ phục vụ.
D. Khuyên K chỉ nên nhờ người nói xấu quán của anh H.
- Câu 21 : Anh D rất muốn mua lô đất của anh T nhưng chưa kịp thỏa thuận thì anh H đã thỏa thuận miệng xong với anh T về giá cả. D rất tức tối, cho rằng bị H hớt tay trên nên định thuê côn đồ đánh dằn mặt anh H. Nếu là người thân của D, em sẽ khuyên D xử sự như thế nào cho phù hợp với cạnh tranh lành mạnh?
A. Đồng ý với cách làm của anh D vì như thế sẽ mua được đất của anh T.
B. Thờ ơ coi như không biết gì vì đó là việc của anh D.
C. Khuyên D nên thỏa thuận lại với T vì T vẫn chưa bán đất cho H.
D. Khuyên D thỏa thuận với H rồi trả cho H một khoản tiền
- Câu 22 : Thấy quán ăn của mình ế khách, A có ý định bán thêm một vài món mới, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư nơi để xe... Để phù hợp với tính chất của cạnh tranh lành mạnh, nếu là bạn của A, em sẽ
A. ủng hộ với cách làm A.
B. không thèm quan tâm.
C. khuyên A cứ giữ y như cũ.
D. khuyên A dùng mánh khóe để buôn bán.
- Câu 23 : Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách vào ra tấp nập nên chị K đã nhờ M thuê N và G dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên facebook. U chia sẻ bài viết của K cho F. Việc kinh doanh của chị S đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đối chị S. Trong trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành mạnh?
A. Chị K và M.
B. Chị K, N và G.
C. Chị K, M, N, G và U.
D. Chị K, N, G và những người phản đối chị
- Câu 24 : Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của F ít khách nên M đã gợi ý đăng tải lên facebook để quảng cáo. P giúp F chia sẻ bài viết cho nhiều người khác. Anh K cũng buôn bán quần áo trên mạng facebook nên đã nhờ chị R và Y nói xấu F trên facebook. L chia sẻ bài viết của R và L cho H. Trong trường hợp này, hành vi của ai là cạnh tranh không lành mạnh?
A. Anh K.
B. Anh K, R và Y.
C. Chị R và Y.
D. Anh K, R, Y và L.
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa