30 bài tập Di truyền y học mức độ dễ
- Câu 1 : Mục đích chính của phương pháp nghiên cứu di truyền phả hệ là nhằm:
A Xác định tính trạng do gen hay do môi trường qui định
B Xác định gen qui định tính trạng là loại gen nào và nằm ở trên NST thường hay NST giới tính.
C Xác định tính trạng do gen gây ra hay do NST gây ra
D Xác định được gen gây bệnh di truyền thẳng hay di truyền chéo
- Câu 2 : Những người đồng sinh khác trứng nhưng cùng giới tính sẽ có các tính trạng:
A Nhóm máu giống nhau
B Nhóm máu khác nhau
C Màu da giống nhau
D Giống hay khác phụ thuộc vào từng trường
- Câu 3 : Đặc tính nào của những người đồng sinh cùng trứng chịu nhiều ảnh hưởng của hoàn cảnh sống?
A Bệnh máu khó đông
B Màu da
C Nhóm máu
D Khối lượng cơ thể
- Câu 4 : Mục đích của phương pháp nghiên cứu tế bào học là:
A Phát hiện các cấu trúc và số lượng bất thường của bộ NST của người.
B Tìm ra vị trí của các gen ở trên NST để lập bản đồ di truyền
C Tìm ra qui luật di truyền của các tính trạng ở trong tế bào người
D Tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để điều trị kịp thời.
- Câu 5 : Có thể hạn chế bệnh di truyền nào sau đây bằng phương pháp áp dụng chế độ ăn kiêng.
A Bệnh bạch tạng
B Bệnh máu khó đông
C Bệnh PKU
D Bệnh Đao
- Câu 6 : Bệnh do gen trội trên NST giới tính X gây ra có đặc điểm:
A Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ
B Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh
C Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh con mắc bệnh
D Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai không mắc bệnh
- Câu 7 : Đồng sinh khác trứng là hiện tượng:
A Một tinh trùng thụ tinh với một trứng nhưng phân cắt thành nhiều hợp tử khác nhau.
B Nhiều tinh trùng cùng tham gia thụ tinh, mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng khác nhau.
C Nhiều tinh trùng cùng tham gia thụ tinh tạo hợp tử nhưng mỗi hợp tử được phát triển trong một cơ thể mẹ khác nhau (thụ tinh trong ống nghiệm).
D Hiện tượng một trứng chìn và rụng phân cắt thành nhiều trứng khác nhau sau đó thụ tinh với các tinh trùng khác nhau.
- Câu 8 : Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền học ở người là:
A phương pháp lai phân tích
B Phương pháp nghiên cứu phả hệ
C Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
D ương pháp nghiên cứu tế bào
- Câu 9 : Thuận lợi khi nghiên cứu di truyền học người là:
A Sinh sản chậm, đẻ it con
B Số lượng NST nhiều, ít sai khác nhau về hình dạng và kích thước.
C Các đặc điểm hình thái sinh lí đã được nghiên cứu toàn diện nhất.
D Có thể dùng phương pháp lai để nghiên cứu phả hệ
- Câu 10 : Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến:
A Mất 1 cặp nu
B Thay thế 1 cặp nu
C Thêm 1 cặp nu
D Cấu trúc NST
- Câu 11 : Để phát hiện các dị tật và bênh bẩm sinh liên quan đến các bệnh đột biến NST ở người, người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A Nghiên cứu tế bào học
B Nghiên cứu trẻ đồng sinh
C Nghiên cứu phả hệ
D Phân tích hóa sinh
- Câu 12 : Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện đối với loại tế bào nào?
A Tế bào xoma
B Tế bào tiền phôi
C Giao tử
D Hợp tử
- Câu 13 : Bệnh nào sau đây không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?
A Ung thư máu
B Các bệnh về hemoglobin (Hb)
C Các bệnh về yếu tố đông máu
D Các bệnh về protein huyết thanh
- Câu 14 : Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn ?
A Phương pháp nghiên cứu tế bào.
B Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
C Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.
D Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
- Câu 15 : Đặc điểm di truyền của bệnh máu khó đông và bệnh mù màu ở người được xác định nhờ phương pháp nào ?
A Phương pháp nghiên cứu tế bào
B Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
C Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.
D Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Câu 16 : Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ảnh hưởng của môi trường đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu:
A Phả hệ.
B Di truyền quần thể.
C Di truyền phân tử.
D Trẻ đồng sinh.
- Câu 17 : Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người ?
A (1), (2), (6).
B (1), (3), (5).
C (2), (6), (7).
D (3), (4), (7).
- Câu 18 : Vì sao nhiều tính trạng do đột biến nhiễm sắc thể được gọi là “hội chứng” ?
A Do trên nhiễm sắc thể có nhiều gen nên hầu hết đột biến nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
B Do đột biến nhiễm sắc thể thường không gây hậu quả nghiêm trọng.
C Do đột biến nhiễm sắc thể không di truyền thẳng.
D Do đột biến nhiễm sắc thể có thể không di truyền.
- Câu 19 : Nguyên nhân của bệnh tật di truyền là do:
A Đột biến gen
B Bất thường trong bộ máy di truyền.
C Đột biến nhiễm sắc thể.
D Do cha mẹ truyền cho con.
- Câu 20 : Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
B Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
C Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
- Câu 21 : Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát:
A Tính chất của nước ối.
B Tế bào của người mẹ.
C Tế bào thai bong ra trong nước ối.
D Tính chất của nước ối và tế bào tử cung của người mẹ.
- Câu 22 : Di truyền y học tư vấn là:
A Một lĩnh vực chẩn đoán y học được hình thành trên cơ sở những thành tựu về di truyền người và di truyền y học.
B Một lĩnh vực chẩn đoán di truyền y học được hình thành trên cơ sở những thành tựu về di truyền người và di truyền y học.
C Một lĩnh vực chẩn đoán di truyền học được hình thành trên cơ sở những thành tựu về di truyền người.
D Một lĩnh vực chẩn đoán di truyền học được hình thành trên cơ sở những thành tựu về di truyền y học.
- Câu 23 : Phát biểu không đúng về liệu pháp gen là:
A Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.
B Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
C Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.
D Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.
- Câu 24 : Trong di truyền y học tư vấn, phát biểu không đúng khi nói về việc xét nghiệm trước sinh ở người là:
A Mục đích xét nghiệm trước sinh là xác định người mẹ sinh con trai hay gái để giúp người mẹ quyết định có nên sinh hay không.
B Kĩ thuật chọc ối và sinh thiết nhau thai là để tách lấy tế bào phôi cho phân tích ADN cũng như nhiều chi tiết hóa sinh.
C Các xét nghiệm trước sinh đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ sinh con bị các khuyết tật di truyền mà vẫn muốn sinh con.
D Mục đích xét nghiệm trước sinh là để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
- Câu 25 : Điều nào sau đây không phải là mục đích của liệu pháp gen ?
A Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô.
B Thay đổi hoàn toàn chức năng của tế bào hoặc mô.
C Khắc phục sai hỏng di truyền.
D Thêm chức năng mới cho tế bào.
- Câu 26 : Điều nào sau đây không phải là các vấn đề của di truyền y học hiện nay và tương lai ?
A Chẩn đoán bệnh sớm và tiến tới chữa được hết các bệnh di truyền.
B Chế phẩm dược mới sẽ đa dạng hơn, có cơ chế tác động chính xác hơn, ít phản ứng phụ.
C Điều chỉnh trao đổi chất của tế bào người bằng cách sửa chữa các nguyên nhân sai hỏng.
D Kìm hãm vi sinh vật gây bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau ở mức phân tử.
- Câu 27 : Chỉ số IQ là một chỉ số đánh giá:
A Số lượng nơtron trong não bộ của con người.
B Sự trưởng thành của con người.
C Chất lượng não bộ của con người.
D Sự di truyền khả năng trí tuệ của con người.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen