Đề kiểm tra chương 1 Cơ học- Vật lý 8- Đề 6
- Câu 1 : Đơn vị của năng lượng là:
A jun.
B oát.
C Nm2.
D kgm/s2.
- Câu 2 : Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A J
B N.m
C kW.h
D W/s
- Câu 3 : Thực hiện một công 400J để di chuyển một vật có khối lượng 4kg. Biết rằng, lực làm di chuyển vật đó là 40N. Hỏi, quãng đường di chuyển của vật đó là:
A 1m.
B 4m.
C 10m.
D 100m.
- Câu 4 : Nam giữ cố định hai quả tạ có tổng trọng lượng 60N trên hai tay. Rồi nhẹ nhàng di chuyển sao cho hai quả tạ không bị nâng lên hay hạ xuống. Khi Nam đi được 2m thì công của lực giữ hai quả tạ là bao nhiêu?
A 0J.
B 30J.
C 60J.
D 120J.
- Câu 5 : Một vật nặng 8kg được đưa lên cao 5m theo phương thẳng đứng. Xác định công thực được trong trường hợp này.
A 40J.
B 50J.
C 400J.
D 800J.
- Câu 6 : Một chiếc hộp có trọng lượng 200N được kéo đi 6m trên sàn nhà bằng một lực là 10N. Sau đó được đưa lên cao 2m theo phương thẳng đứng. Hỏi, tổng công thực hiện để di chuyển cái hòm là bao nhiêu?
A 460J.
B 1220J
C 1400J.
D 1680J.
- Câu 7 : Trong hình bên, cô gái nào thực hiện công nhiều nhất khi kéo xô nước lên? (hình trang 76)
A Hình A
B Hình B
C Hình C
D Hình D
- Câu 8 : Nam xách một chiếc vali có nặng 2kg đứng yên ở trong thang máy. Thang máy đưa Nam từ tầng 1 lên tầng 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Nam đã thực hiện công để đưa chiếc va li lên cao.
B Chỉ có thang máy thực hiện công để đưa Nam và chiếc va li lên cao.
C Cả Nam và thang máy đều thực hiện công đưa chiếc va li lên cao.
D Thang máy thực hiện công đưa Nam lên cao, còn Nam thực hiện công giữ chiếc va li.
- Câu 9 : Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất?
A Jun.
B kWh.
C oát.
D cả B và C.
- Câu 10 : Một quả dừa rơi xuống đĩa cân của cân lò xo làm lò xo bị nén lại. Khi đó, năng lượng được chuyển hóa theo quá trình nào sau đây?
A động năng => thế năng hấp dẫn => động năng
B Thế năng hấp dẫn => động năng => thế năng đàn hồi.
C Động năng => thế năng đàn hồi => Thế năng hấp dẫn.
D Thế năng đàn hồi => động năng => thế năng hấp dẫn.
- Câu 11 : Hình vẽ sau mô tả quá trình dao động của con lắc từ điểm A sang điểm C và ngược lại. Lấy mốc tính độ cao ở mặt đất. Tại hai điểm A và C, năng lượng của con lắc đó:
A bằng không
B chỉ có thế năng hấp dẫn.
C chỉ có động năng.
D có cả động năng và thế năng hấp dẫn.
- Câu 12 : Mũi tên vẽ trong hình thể hiện hướng của lực tác dụng vào các vật. Trường hợp nào lực sẽ thực hiện công?
A Đứng im xách cặp.
B Nâng hộp lên.
C Giữ thang.
D Ngồi im trên ghế.
- Câu 13 : Nam xách một chiếc vali có trọng lượng 10N đứng yên ở trong thang máy. Thang máy đưa Nam lên cao 4m. Hỏi, công do Nam thực hiện là:
A 40J.
B 0J.
C 10J.
D 2,5J.
- Câu 14 : Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo vật bằng 1 ròng rọc cố định. Cách thứ hai, kết hợp 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động để kéo vật. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.
B Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì phải sử dụng 2 ròng rọc.
C Công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật khi sử dụng ròng rọc động sẽ nhỏ hơn.
D Công thực hiện ở cách thứ nhất sẽ lớn hơn do lực kéo lớn hơn.
- Câu 15 : Các hình sau đây thể hiện quá trình của một vận động viên nhảy cầu. Ở thời điểm nào thì thế năng hấp dẫn của người đó là lớn nhất?
A Đứng dưới chân cầu thang.
B Đứng ở ván giậm nhảy.
C Vừa rời ván giẫm nhảy.
D Chạm mặt nước.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng