Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 -...
- Câu 1 : Tôn giáo chủ yếu của người Lào là
A. Phật giáo.
B. Hin đu giáo.
C. Đạo giáo.
D. Nho giáo.
- Câu 2 : Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của
A. chế độ chiến hữu nô lệ.
B. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.
C. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.
D. cuộc đấu tranh của nô lệ.
- Câu 3 : Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là
A. sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam.
B. sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam.
C. sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam.
D. sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam.
- Câu 4 : Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
A. xưởng thủ công của lãnh chúa.
B. thành thị trung đại.
C. trang trại của quý tộc.
D. lãnh địa phong kiến.
- Câu 5 : Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở phương Đông cổ đại với tầng lớp chủ nô ở phương Tây cổ đại là gì?
A. Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội.
B. Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng.
C. Số lượng đông đảo nhất.
D. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.
- Câu 6 : Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái trái đất bằng đường biển ?
A. Magienlan.
B. Côlômbô.
C. Điaxơ.
D. Va-xcô đơ Ga-ma.
- Câu 7 : Trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
A. Chùa Vàng.
B. Ăngcovát.
C. Ăngcothom.
D. Thạt Luổng.
- Câu 8 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội nguyên thủy hoàn toàn tan rã là
A. do trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao.
B. do sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ.
C. do sự phân phối sản phẩm thừa không đều.
D. do sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc.
- Câu 9 : Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô ở Tây Âu là
A. các tù binh chiến tranh.
B. những người Giécman không có chức vị.
C. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đất.
D. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.
- Câu 10 : Cư dân ở Địa Trung Hải tập trung chủ yếu ở
A. nông thôn
B. miền núi
C. thành thị
D. trung du
- Câu 11 : Nội dung nào không phải là hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí?
A. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
B. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
D. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
- Câu 12 : Sự ra đời của chế độ phong kiến gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào?
A. Quý tộc với nông dân công xã.
B. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.
C. Quý tộc với nô lệ.
D. Quý tộc với nông dân lĩnh canh.
- Câu 13 : Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
A. Chủ nô.
B. Nô lệ.
C. Kiều dân.
D. Bình dân.
- Câu 14 : Vì sao đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, những hiểu biết về khoa học mới thực sự trở thành khoa học?
A. Có nhiều thành tựu nổi tiếng.
B. Có độ chính xác cao, đạt đến trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết.
C. Có hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.
D. Có nhiều nhà khoa học lớn.
- Câu 15 : Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?
A. Địa chủ với nông dân
B. Quý tộc với nông dân công xã
C. Vua với nông dân công xã.
D. Quý tộc với nô lệ
- Câu 16 : Ở hậu kì trung đại, quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong
A. lãnh địa.
B. thủ công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. thương nghiệp.
- Câu 17 : Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Nhật.
B. Anh.
C. Đức.
D. Pháp.
- Câu 18 : Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu?
A. Lưu vực các con sông lớn ở châu Phi, châu Á.
B. Trung du và miền núi.
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi
D. Ven bờ biển.
- Câu 19 : Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là những giai cấp nào?
A. Nông dân và nô tì.
B. Lãnh chúa và nông nô.
C. Quý tộc và nông dân.
D. Nô lệ và lãnh chúa.
- Câu 20 : Đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam?
A. Bành trướng, xâm lược.
B. Bế quan tỏa cảng.
C. Hòa hảo, mềm dẻo.
D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.
- Câu 21 : Ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia thời phong kiến là
A. công nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. thủ công nghiệp.
D. nông nghiệp lúa nước.
- Câu 22 : Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là
A. La Hủ.
B. Vân Kiều.
C. Khơ me.
D. Chăm.
- Câu 23 : Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?
A. Nông nghiệp
B. Trồng trọt và chăn nuôi
C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
D. Thương nghiệp
- Câu 24 : Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của thị tộc là
A. bảo vệ lãnh thổ sinh sống.
B. mở rộng địa bàn cư trú.
C. kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.
D. phát triển số lượng thành viên trong thị tộc
- Câu 25 : Việc phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại nào được xem là cuộc cách mạng trong sản xuất của loài người:
A. Sắt
B. Đồng đỏ
C. Thiếc
D. Đồng thau
- Câu 26 : Người tối cổ đã có phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thủy
A. Giữ lửa và tạo ra lửa
B. Chế tạo công cụ bằng đá
C. Giữ lửa trong tự nhiên
D. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc
- Câu 27 : Nội dung nào dưới đây là một trong những điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
B. Sự gia tăng của dân số.
C. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
D. Con người đã có hiểu biết nhiều về đại dương, hình dạng trái đất.
- Câu 28 : Trong các thị tộc, việc phân phối sản phẩm được thực hiện theo nguyên tắc
A. Trẻ em được hưởng nhiều hơn.
B. Phụ nữ được hưởng nhiều hơn.
C. Hưởng thụ bằng nhau.
D. những người đứng đầu được hưởng nhiều hơn.
- Câu 29 : Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là
A. nông dân.
B. thợ thủ công.
C. nô lệ.
D. thương nhân.
- Câu 30 : Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
A. lấy công thương nghiệp làm chính.
B. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
C. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
- Câu 31 : Công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã dẫn đến sự thay đổi vai trò của các thành viên trong gia đình là
A. đàn ông giành quyền quyết định các công việc.
B. quyền quyết định của phụ nữ ngày càng lớn.
C. vai trò của người già ngày càng giảm sút.
D. việc cư xử trở nên bình đẳng
- Câu 32 : Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì?
A. chế độ phong kiến phân quyền.
B. chế độ quân chủ lập hiến.
C. chế độ dân chủ tư sản.
D. chế độ dân chủ phong kiến.
- Câu 33 : Công việc nào đã khiến cư dân phương Đông cổ đại gắn bó,ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã?
A. Chống giặc ngoại xâm.
B. Trị thuỷ.
C. Sản xuất thủ công nghiệp
D. Trồng lúa nước.
- Câu 34 : Những quốc gia nào dưới đây đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha, Hà Lan.
C. Bồ Đào Nha, Italia.
D. Tây Ban Nha, Anh.
- Câu 35 : Trong lĩnh vực tư tưởng, người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo là
A. Mạnh Tử.
B. Khổng Tử.
C. Lão Tử.
D. Tuân Tử.
- Câu 36 : Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nhất trong xã hội nguyên thủy là
A. làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao.
B. con người bắt đầu biết đến văn học, nghệ thuật.
C. làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.
D. giai cấp và nhà nước ra đời.
- Câu 37 : Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Champa.
B. Chân Lạp.
C. Lan Xang.
D. Phù Nam.
- Câu 38 : Chế độ phong kiến Trung Quốc đã phát triển tới đỉnh cao dưới triều đại nào?
A. Hán.
B. Minh.
C. Thanh.
D. Đường.
- Câu 39 : Điểm chung dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
A. Sự gắn kết giữa các công xã để phát triển kinh tế.
B. Sự gắn kết giữa các công xã để săn bắt, hái lượm.
C. Sự gắn kết giữa các công xã để chống ngoại xâm.
D. Sự gắn kết giữa các công xã để trị thủy.
- Câu 40 : Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó có đặc trưng tiêu biểu là gì?
A. Chủ nô chiếm hữu nhiều nô lệ
B. Xã hội chỉ có hoàn toàn nô lệ
C. Xã hội chủ yếu dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
D. Chủ nô bắt bớ, buôn bán nô lệ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến