Đề KSCLĐN môn Địa 12 năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng về cơ sở hình thành Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN)?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Các nước sử dụng chung một đơn vị tiền tệ.
C. Do sức ép cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới.
D. Các nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử.
- Câu 2 : Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
A. vùng đất, vùng trời, vùng núi.
B. vùng đất, vùng biển, vùng núi.
C. vùng đất, vùng biển, hải đảo.
D. vùng đất, vùng biển, vùng trời.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không đúng với tình hình nước ta trước thời kì Đổi mới (năm 1986)?
A. Kinh tế khủng hoảng trầm trọng kéo dài.
B. Đất nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
D. Phát triển nông nghiệp là chủ yếu.
- Câu 4 : Đường bờ biển của nước ta kéo dài từ
A. Móng Cái tới Cà Mau.
B. Móng Cái tới Hà Tiên.
C. Móng Cái tới Sóc Trăng.
D. Móng Cái tới Bến Tre.
- Câu 5 : Thành tựu lớn nhất của Hiệp hội các nước Đông Nam Á sau hơn 50 năm thành lập là
A. đời sống nhân dân được cải thiện, tốc độ tăng trưởng GDP cao.
B. 10/11 quốc gia là thành viên của tổ chức ASEAN.
C. tạo dựng được một môi trường ổn định, hòa bình cùng phát triển.
D. các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy trở thành thế mạnh của các nước.
- Câu 6 : Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
C. lao động thiếu sự dẻo dai, năng động.
D. thiếu lao động có tay nghề và trình độ cao.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?
A. Ninh Thuận.
B. Bình Thuận.
C. Đồng Nai.
D. Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Câu 8 : Cho biểu đồ sau:
A. Tình hình phát triển GDP của một số nước Đông Nam Á qua các năm.
B. Quy mô và cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á qua các năm.
C. Chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á qua các năm.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á qua các năm.
- Câu 9 : Đông Nam Á có vị trí địa-chính trị rất quan trọng vì
A. có vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. các nước có nền kinh tế năng động bậc nhất thế giới.
C. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
D. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
- Câu 10 : Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là
A. Lào, Thái Lan.
B. Việt Nam, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào.
D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
- Câu 11 : Các nước Đông Nam Á có tài nguyên khoáng sản phong phú là do
A. địa hình phần lớn là đồi núi thấp.
B. nằm kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương.
C. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. nằm trong vành đai sinh khoáng.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Cam-pu-chia?
A. Thừa Thiên Huế.
B. Quảng Trị.
C. Quảng Nam.
D. Gia Lai.
- Câu 13 : Nằm trên ngả tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên nước ta có điều kiện thuận lợi để
A. giao lưu với các nước.
B. chung sống hòa bình với các nước.
C. trở thành trung tâm của khu vực.
D. phát triển nhanh hơn các nước khác.
- Câu 14 : Đông Nam Á biển đảo là nơi
A. có số dân đông nhất thế giới.
B. kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.
C. tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn.
D. tập trung nhiều đảo nhất thế giới.
- Câu 15 : Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào là do
A. dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
B. đây là khu vực thu hút dân nhập cư.
C. dân số đông, cơ cấu dân số già.
D. dân số ít, gia tăng tự nhiên cao.
- Câu 16 : Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?
A. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
B. Đất đồng bằng thường nghèo dinh dưỡng.
C. Khí hậu có mùa đông lạnh.
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Câu 17 : Phát biểu nào sau đây không đúng với xu thế Đổi mới ở nước ta?
A. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Duy trì và phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng.
D. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
- Câu 18 : Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có mùa đông lạnh?
A. Thái Lan, Lào.
B. Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
C. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.
D. Việt Nam, Mi-an-ma.
- Câu 19 : Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không là:
A. lãnh hải.
B. tiếp giáp lãnh hải.
C. thềm lục địa.
D. đặc quyền kinh tế.
- Câu 20 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao dưới 2000m?
A. Ngọc Linh.
B. Kon Ka Kinh.
C. Chư Yang Sin.
D. Lang Bian.
- Câu 21 : Nước ta có thể chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á do
A. nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.
B. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
C. có vị trí liền kề, nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa với các nước.
D. nằm ở ngả tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
- Câu 22 : Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của vùng núi Đông Bắc?
A. Địa hình cao đồ sộ nhất nước ta.
B. Có sự bất đối xứng giữa sườn đông và sườn tây.
C. Địa thế nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa.
D. Các dãy núi có hình cánh cung mở rộng ra ở phía bắc.
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây chạy theo hướng tây bắc-đông nam?
A. Hoàng Liên Sơn.
B. Sông Gâm.
C. Bạch Mã.
D. Đông Triều.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc?
A. Tây Côn Lĩnh.
B. Mẫu Sơn.
C. Pu Si Lung.
D. Pu Tha Ca.
- Câu 25 : Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là dạng địa hình
A. bán bình nguyên.
B. sơn nguyên.
C. cao nguyên.
D. cacxtơ.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh.
B. Hà Giang.
C. Lạng Sơn.
D. Điện Biên.
- Câu 27 : Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi cao.
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Câu 28 : Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A. khoáng sản phong phú.
B. sông ngòi dày đặc.
C. nền nhiệt cao.
D. địa hình đa dạng.
- Câu 29 : Địa hình gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam là đặc điểm của vùng núi
A. Trường Sơn Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Đông Bắc.
- Câu 30 : Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu khoảng 200m là
A. đặc quyền kinh tế.
B. thềm lục địa.
C. nội thủy.
D. lãnh hải.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)