Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp khai mỏ
B. Nông nghiệp
C. Giao thông vận tải
D. Công nghiệp chế biến
- Câu 2 : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng ý thức hệ tư tưởng nào?
A. Dân chủ tư sản.
B. Tư sản.
C. Vô sản.
D. Phong kiến.
- Câu 3 : Người lãnh đạo chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là?
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Tôn Thất Thuyết
C. Phan Đình Phùng.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
- Câu 4 : Theo Hiệp ước Giáp Tuất (1874) Pháp sẽ
A. Được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
B. Rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
C. Rút quân khỏi sáu tỉnh Nam Kì.
D. Giúp triều đình giải quyết vụ Giăng Đuy-puy.
- Câu 5 : Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh nào của nhân dân ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã làm Pháp gặp khó khăn trong việc quản lý vùng đất mới?
A. Bám sát địch quấy rối và tiêu diệt.
B. Phong trào “tị địa”.
C. Vườn không nhà trống.
D. Bất hợp tác với giặc.
- Câu 6 : Cuộc khởi nghĩa nào không nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Yên Thế.
B. Hương Khê.
C. Bãi Sậy.
D. Ba Đình.
- Câu 7 : Năm 1882, Pháp đã cử tướng nào đưa quân ra Bắc Kì lần 2
A. Ri-vi-e.
B. Giăng Đuy-puy.
C. Gác-ni-ê.
D. Ét-pê-răng.
- Câu 8 : Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1883) chủ yếu do lực lượng nào tổ chức, lãnh đạo?
A. Triều đình.
B. Nông dân.
C. Văn thân, sĩ phu yêu nước.
D. Địa chủ, phú nông.
- Câu 9 : Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm… làm căn cứ rồi tấn công ra…, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
A. Lăng Cô … Huế.
B. Gia Định … Hà Nội.
C. Huế …. Hà Nội.
D. Đà Nẵng … Huế.
- Câu 10 : Quy mô của cuộc khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong 4 tỉnh nào?
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Thanh Hóa, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
- Câu 11 : Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885 phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đâu?
A. Tòa Khâm sứ.
B. Tân Hòa.
C. Hương Khê.
D. Thuận An.
- Câu 12 : Hoạt động chủ yếu của các văn thân sĩ phu yêu nước ở miền Tây Nam Kì (1867)?
A. Kêu gọi nhân dân kháng chiến.
B. Bất hợp tác với giặc.
C. Ủng hộ chính sách của triều đình.
D. Bỏ đi nơi khác.
- Câu 13 : Năm 1882, ai là người giữ chức Tổng Đốc Hà Nội?
A. Hoàng Tá Viêm.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Hoàng Diệu.
D. Lưu Vĩnh Phúc.
- Câu 14 : Hiệp ước Hác- măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) phản ánh điều gì?
A. Pháp hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.
B. Pháp hoàn thành việc thiết lập chế độ bảo hộ ở Việt Nam.
C. Pháp hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
D. Pháp hoàn thành việc xây dựng bộ máy chính quyền thực dân.
- Câu 15 : Lãnh đạo của phong trào Cần vương trong giai đoạn 1885-1888 là
A. Văn thân, sĩ phu yêu nước
B. Hàm nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Địa chủ, phú nông.
D. Quan lại phong kiến.
- Câu 16 : Phe chủ chiến trong triều đình dựa vào đâu để có thể mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Được nhà Thanh giúp đỡ đánh Pháp.
B. Sự ủng hộ của vua quan triều đình.
C. Phong trào phản đối hai hiệp ước của nhân dân.
D. Thực dân Pháp đang lơ là vì đã hoàn thành cuộc xâm lược.
- Câu 17 : Từ 1888-1896, lãnh đạo phong trào Cần vương có điểm gì khác so với giai đoạn trước
A. Do các văn thân, sỹ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo.
B. Do các văn thân, sỹ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo.
C. Có sự chỉ đạo của triều đình (Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết).
D. Không có sự chỉ đạo của triều đình (Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết).
- Câu 18 : Sau hai Hiệp ước 1883, 1884 người đứng đầu phe chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Tôn Thất Thuyết
C. Hàm Nghi.
D. Phan Đình Phùng.
- Câu 19 : Để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh vào Việt Nam, năm 1884 Pháp đã kí với chính quyền Mãn Thanh văn bản nào?
A. Điều ước Bắc Kinh.
B. Quy ước Thiên Tân.
C. Điều ước Tân Sửu.
D. Điều ước Nam Kinh.
- Câu 20 : Sau hai Hiệp ước năm 1883 và 1884 Pháp bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân ở đâu?
A. Bắc Kì và Trung Kì.
B. Bắc Kì và Nam Kì.
C. Nam Kì và Trung Kì.
D. Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.
- Câu 21 : Người lãnh đạo chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là?
A. Đinh Công Tráng.
B. Cường Để.
C. Đề Nắm.
D. Hoàng Hoa Thám.
- Câu 22 : Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Bãi Sậy.
B. Ba Đình.
C. Yên Thế.
D. Hương Khê.
- Câu 23 : Hiệp ước nào đánh dấu triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Pa –tơ-nốt.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác –măng.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Câu 24 : Tại sao nhân dân ta hai lần giành thắng lợi lớn ở trận Cầu Giấy?
A. Sự mưu trí của đội quân do Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy cùng cuộc kháng chiến của nhân dân.
B. Có sự chỉ đạo, phối hợp giữa triều đình và nhân dân.
C. Lực lượng của Pháp ở Bắc Kì còn mỏng.
D. Nhờ sự chi viện của nhà Thanh.
- Câu 25 : Khi thành Hà Nội bị giặc chiếm (1873), các sĩ phu văn thân yêu nước đã tổ chức nhân dân kháng chiến dưới hình thức nào?
A. Ngày đêm bám sát địch quấy rối và tiêu diệt địch.
B. Lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp.
C. Bỏ đi nơi khác sống, không chịu hợp tác với Pháp.
D. Bất hợp tác với Pháp, không bán lương thực.
- Câu 26 : Nguyên nhân ban đầu của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) là:
A. Tinh thần yêu nước, đấu tranh chống Pháp giành độc lập tự do cho dân tộc.
B. Hưởng ứng chiếu Cần vương đứng lên giúp vua kháng chiến.
C. Phản đối hai Hiệp ước 1883, 18884.
D. Chống lại chính sách bình đình, cướp bóc của Pháp.
- Câu 27 : Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc và gây bất lợi cho cuộc kháng chiến?
A. Chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B. Nhà nước nắm độc quyền thương nghiệp.
C. Thực hiện “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
D. Tổ chức khai khẩn quy mô nhưng ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.
- Câu 28 : Năm 1882, Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần II
A. Giúp triều đình giải quyết vụ Giăng Đuy-puy.
B. Giúp triều đình cải cách đất nước.
C. Vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1862.
D. Vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874.
- Câu 29 : Ý nào phản ánh đúng nhất về chiếu Cần vương
A. Kêu gọi văn thân sĩ phu, nhân dân cả nước giúp vua kháng chiến.
B. Kêu gọi văn thân sĩ phu kháng chiến.
C. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cùng triều đình kháng chiến.
D. Kêu gọi văn thân sĩ phu, nhân dân cùng triều đình kháng chiến.
- Câu 30 : Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Bạo động và ám sát cá nhân.
- Câu 31 : Người lấy danh nghĩa nhà vua, xuống chiếu Cần vương năm 1885 là
A. Tôn Thất Tùng.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Tôn Thất Đàm.
D. Trương Quang Ngọc.
- Câu 32 : Giai đoạn 1 của phong trào Cần vương (1885-1888) đặt dưới sự chỉ huy của
A. Tôn Thất Thuyết và Tôn Thất Đàm.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn.
D. Hàm Nghi và Mai Xuân Thưởng.
- Câu 33 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiếu Cần vương (1885) là gì?
A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B. Lên án, tố cáo hành động đầu hàng của một số quan lại.
C. Bày tỏ lòng yêu nước của nhà vua.
D. Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại