Đề kiểm tra tiết 53 môn Hóa 8 năm 2018 - Trường TH...
- Câu 1 : Khí H2 có tính khử vì
A. khí H2 là khí nhẹ nhất.
B. khí H2 chiếm Oxi của chất khác khi tham gia phản ứng hóa học.
C. khí H2 là đơn chất.
D. khí H2 được điều chế bằng phản ứng của kim loại tác dụng với dung dịch axit.
- Câu 2 : Phản ứng giữa khí H2 với khí O2 gây nổ khi
A. tỉ lệ về khối lượng của Hiđro và Oxi là 2 : 1
B. tỉ lệ về số nguyên tử Hiđro và số nguyên tử Oxi là 4:1
C. tỉ lệ về số mol Hiđro và Oxi là 1 : 2
D. tỉ lệ về thể tích Hiđro và Oxi là 2 : 1
- Câu 3 : Hỗn hợp khí nhẹ hơn không khí là
A. H2 và CO2
B. H2 và N2
C. H2 và SO2
D. H2 và Cl2
- Câu 4 : Phản ứng hóa học dùng để điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm là
A. Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
B. 2H2O (đp)→ 2H2 + O2
C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
D. C + H2O → CO + H2
- Câu 5 : Nhóm các chất đều phản ứng được với khí Hidro là
A. CuO, ZnO, H2O
B. CuO, ZnO, O2
C. CuO, ZnO, H2SO4
D. CuO, ZnO, HCl
- Câu 6 : Đốt khí Hiđro trong không khí sẽ có
A. khói trắng
B. ngọn lửa màu đỏ
C. ngọn lửa màu xanh nhạt
D. khói đen và hơi nước tạo thành
- Câu 7 : Phản ứng thế là phản ứng trong đó
A. có chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
B. nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
C. từ 1 chất ban đầu sinh ra nhiều chất mới.
D. phản ứng xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
- Câu 8 : Điều chế 2,4 gam Cu bằng cách dùng H2 khử CuO. Khối lượng CuO cần dùng là
A. 3 g
B. 4,5 g
C. 6 g
D. 1,5 g
- Câu 9 : Khí Hidro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì Hidro là khí
A. không màu.
B. khí nhẹ nhất trong các loại khí.
C. có tác dụng với Oxi trong không khí.
D. ít tan trong nước.
- Câu 10 : Khí Hidro cháy trong khí Oxi tạo ra nước. Muốn thu được 22,5 gam nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là
A. 24 lít
B. 25 lít
C. 26 lít
D. 28 lít
- Câu 11 : Dùng H2 để khử Fe2O3 thành Fe. Để điều chế được 3,5 gam Fe thì thể tích H2 (đktc) cần dùng là
A. 4,2 lít
B. 1,05 lít
C. 2,6 lít
D. 2,1 lít
- Câu 12 : Cho sơ đồ chuyển hóa: KMnO4 → A (+Cu) → CuO (+B ) → Cu. A và B lần lượt là
A. MnO2 và H2O
B. CO và O2
C. H2 và O2
D. O2 và H2
- Câu 13 : Thu khí Hidro bằng cách đẩy không khí ta phải úp ngược bình thu vì
A. khí Hidro nặng hơn không khí.
B. khí Hidro nhẹ hơn không khí.
C. khí Hidro nặng bằng không khí.
D. khí Hidro tác dụng với không khí.
- Câu 14 : Phản ứng KHÔNG PHẢI phản ứng thế là
A. CuO + H2 → Cu + H2O
B. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
- Câu 15 : Phản ứng thế là
A. 3Fe +2O2 → Fe3O4
B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
D. BaO + H2O → Ba(OH)2
- Câu 16 : Kim loại thường được dùng để điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm là
A. Zn và Cu
B. Al và Ag
C. Fe và Hg
D. Zn và Fe
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 40 Dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 41 Độ tan của một chất trong nước
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 42 Nồng độ dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 43 Pha chế dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 44 Bài luyện tập 8
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 9 Công thức hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 11 Bài luyện tập 2
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 2 Chất
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 4 Nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 5 Nguyên tố hóa học