Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Địa lí trường THPT...
- Câu 1 : Cho biểu đồ: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA CÁC QUÔC GIA, NĂM 2016
A. Thu nhập bình quân đầu người.
B. Quy mô của nền kinh tế.
C. Trình độ phát triển của nền kinh tế.
D. Trình độ phát triển xã hội.
- Câu 2 : Phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi không gây khó khăn cho việc
A. khai thác, sử dụng tài nguyên ở miền núi.
B. sử dụng hợp lí lao động ở đồng bằng.
C. tìm kiếm lao động kỉ thuật cao ở đồng bằng.
D. tìm kiếm lao động kỉ thuật cao ở miền núi.
- Câu 3 : Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỔNG GDP CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM 2016Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
A. Thấp nhất là Bru-nây.
B. Lớn nhất là In-đô-nê-xi-a.
C. Lớn nhất là Xin-ga-po.
D. Việt Nam lớn hơn Lào.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết thành phố nào có diện tích lớn nhất?
A. Cần Thơ
B. TP. Hồ Chí Minh.
C. Hải Phòng.
D. Hà Nội.
- Câu 5 : Đặc điểm nào không phải biểu hiện nổi bật của sông ngòi vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
B. Chế độ nước thay đổi theo mùa.
C. Phần lớn là sông nhỏ.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng khi so sánh đồng bằng sông Hồng với trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Diện tích đồng bằng sông Hồng lớn hơn.
B. Tỉ trọng GDP đồng bằng sông Hồng lớn hơn.
C. Công nghiệp trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển hơn.
D. Cơ cấu ngành kinh tế trung du và miền núi Bắc Bộ hợp lí hơn.
- Câu 7 : Hệ sinh thái nào là quan trọng nhất ở vùng ven biển nước ta?
A. Hệ sinh thái rừng trên đất phèn.
B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. Hệ sinh thái rạn san hô.
D. Hệ sinh thái rừng trên các đảo.
- Câu 8 : Năng suất lao động xã hội nước ta còn thấp là do
A. lao động tập trung làm việc trong khu vực nông – lâm - ngư lớn.
B. lao động tập trung làm việc trong khu vực ngoài nhà nước lớn.
C. lao động tập trung làm việc trong khu vực công nghiệp – xây dựng lớn.
D. lao động tập trung làm việc trong khu vực dịch vụ lớn.
- Câu 9 : Trên lãnh thổ nước ta, nơi có mùa mưa và mùa khô rõ rệt nhất là ở
A. từ vĩ độ 180B trở ra.
B. từ vĩ độ 160B đến vĩ độ 180B.
C. từ vĩ độ 140B trở vào.
D. từ vĩ độ 140B đến vĩ độ 160B.
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở các trung tâm công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, ngành nào chỉ có ở Đà Nẵng?
A. Cơ khí.
B. Dệt, may.
C. Hóa chất.
D. Đóng tàu.
- Câu 11 : Để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta, biện pháp nào sau đây không hợp lí?
A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia.
B. Ban hành Sách đỏ Việt Nam.
C. Quy định việc khai thác tài nguyên sinh học.
D. Cấm khai thác các loại tài nguyên sinh học.
- Câu 12 : Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là
A. hệ sinh thái rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển.
B. hệ sinh thái rừng tràm trên đất phèn.
C. hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới trên đất cát, đất thoái hoá.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
- Câu 13 : Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam nước ta có độ cao
A. dưới 700 – 800m.
B. dưới 500 – 600m.
C. dưới 600 – 700m.
D. dưới 900 – 1000m.
- Câu 14 : Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của
A. gió mùa với độ cao địa hình.
B. gió mùa với hướng các dãy núi.
C. địa hình và vị trí địa lí.
D. địa hình và Biển Đông.
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đặc điểm nào không phải của địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Địa hình bờ biển đa dạng.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. Các dãy núi hướng vòng cung.
D. Các đồng bằng thu hẹp.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có độ che phủ rừng lớn nhất?
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Bình.
D. Nghệ An.
- Câu 17 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. nằm trong khu vực nội chí tuyến.
B. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
C. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.
D. thuộc châu Á, bán cầu Bắc.
- Câu 18 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết vùng biển nào nước ta sâu nhất?
A. Phía đông Bắc Trung Bộ.
B. Phía đông đồng bằng Bắc Bộ.
C. Phía đông Nam Trung Bộ.
D. Phía đông đồng bằng Nam Bộ.
- Câu 19 : Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là
A. đồng bằng châu thổ sông Hồng.
B. đồng bằng sông Cửu Long.
C. vùng trũng ở Bắc Trung Bộ.
D. hạ lưu sông lớn ở Nam Trung Bộ.
- Câu 20 : Ý nào không phải là thành tựu của ASEAN?
A. Số lượng thành viên tham gia nhiều.
B. Đời sống nhân dân được cải thiện.
C. Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
D. Đã hình thành được mậu dịch tự do trong khu vực.
- Câu 21 : Diện tích gieo trồng lúa ở khu vực Đông Nam Á ngày càng giảm không phải do
A. chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp.
B. nhu cầu sử dụng lúa gạo ngày càng giảm.
C. chuyển sang trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
D. chuyến sang trồng cây ăn quả có giá trị cao.
- Câu 22 : Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta vì
A. quá trình bồi tụ diễn ra mạnh ở vùng đồng bằng.
B. quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp.
C. quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng núi trung bình.
D. quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng núi cao.
- Câu 23 : Vùng núi nào ở nước ta gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây?
A. Tây Bắc.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
- Câu 24 : Ngày 12 - 11 - 1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường nào để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam?
A. Đường cơ sở ven bờ biển.
B. Đường biên giới trên đất liền.
C. Đường biên giới quốc gia trên biển.
D. Đường bờ biển dài 3260 km.
- Câu 25 : Đặc điểm nào đúng với sự phân bố của các hòn đảo trên vùng biển nước ta?
A. Phần lớn là ở ngoài khơi xa.
B. Chỉ có ở ven bờ, không có ở ngoài khơi xa.
C. Phần lớn là ở ven bờ.
D. Chỉ có ở ngoài khơi, không có ở ven bờ.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào đúng khi so sánh dân số của cả nước, thành thị và nông thôn?
A. Nông thôn tăng nhanh nhất.
B. Nông thôn tăng chậm nhất.
C. Thành thị tăng chậm nhất.
D. Cả nước tăng nhanh nhất.
- Câu 27 : Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
A. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng.
B. vịnh biển nông, thềm lục địa thu hẹp.
C. vịnh biển sâu, thềm lục địa thu hẹp.
D. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Câu 28 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khi có gió mùa Tây Nam hoạt động, vùng nào sẽ đón nhận sớm nhất?
A. Đồng bằng Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Nam Trung Bộ.
- Câu 29 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Tây Bắc.
- Câu 30 : Đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. các vùng đất cao, núi sót.
B. dọc sông hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu.
C. ven bờ biển.
D. các vùng trũng lớn.
- Câu 31 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đặc điểm không phải của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Có các cao nguyên badan rộng lớn, bằng phẳng.
B. Phía tây dãy Trường Sơn có địa hình rất dốc.
C. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp.
D. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu.
- Câu 32 : Khí hậu nước ta có tính chất ẩm, lượng mưa hằng năm lớn là do
A. hoạt động của Tín phong quanh năm mang theo nhiều hơi ẩm.
B. các khối khí di chuyển qua biển mang ẩm vào đất liền.
C. các khối khí di chuyển từ vùng lạnh, qua lục địa rộng lớn.
D. nằm trong khu vực nội chí tuyến, nhiệt độ cao, bốc hơi lớn.
- Câu 33 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào có dân số dưới 1 triệu người?
A. Tày
B. Thái.
C. Chăm.
D. Mường.
- Câu 34 : Đai cận nhiệt gió mùa trên núi nước ta khí hậu có đặc điểm là
A. mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C.
B. mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình trên 250C).
C. mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 200C.
D. quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C.
- Câu 35 : Ý nào không phải thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta?
A. Phân bố các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
B. Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.
C. Phát triển giao thông đường bộ, đường sông.
D. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, nông sản chính là lúa gạo.
- Câu 36 : Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
A. Tròn.
B. Đường.
C. Miền.
D. Cột.
- Câu 37 : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thành ở vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt.
B. Phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.
C. Phần lớn là các loài cây nhiệt đới rụng lá vào mùa khô.
D. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ.
- Câu 38 : Hướng gió chính gây mưa cho vùng Đồng bằng sông Hồng vào mùa hạ là
A. Tây Bắc.
B. Đông Nam.
C. Tây Nam.
D. Đông Bắc.
- Câu 39 : Ở nước ta, vùng có thềm lục địa rộng, biển nông thì liền kề phía tây thường tiếp giáp với
A. các đồng bằng mở rộng.
B. các dãy núi ăn ra sát biển.
C. các đồng bằng hẹp ngang.
D. các cồn cát, đầm phá.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)