Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 (có đáp án): Liên Bang...
- Câu 1 : Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là
A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
- Câu 2 : Nhận định nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới?
A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống.
B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên.
C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm.
- Câu 3 : Thành tựu nổi bật nhất đạt được sau năm 2000 là
A. vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.
B. giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
C. đời sống nhân dân được cải thiện.
D. sản lượng các ngành kinh tế có xu hướng tăng.
- Câu 4 : Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?
A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.
C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.
D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.
- Câu 5 : Liên Bang Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên bang Xô viết trở thành cường quốc, điều đó được thể hiện qua
A. tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.
B. nhiều ngành công nghiệp vươn lên vị trí hàng đầu thế giới.
C. xây dựng chính quyền hùng mạnh.
D. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
- Câu 6 : Nhận xét nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của LB Nga?
A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.
B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.
C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.
D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.
- Câu 7 : Đặc điểm nào dưới đây không đúng với nền kinh tế Nga?
A. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.
B. Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.
C. Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
- Câu 8 : Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào được coi là thế mạnh của Liên Bang Nga?
A. Công nghiệp chế tạo máy.
B. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp luyện kim.
- Câu 9 : Nhận định nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?
A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
B. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
C. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
D. Đời sống nhân dân được nâng cao.
- Câu 10 : Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?
A. Hàng không.
B. Đường sắt.
C. Đường biển.
D. Đường sông.
- Câu 11 : Mặt hàng xuất khẩu nào dưới đây chiếm tỉ lệ cao nhất của Liên Bang Nga?
A. Nguyên liệu và năng lượng.
B. Nhiên liệu và khoáng sản.
C. Lương thực và thủy sản.
D. Máy móc và hàng tiêu dùng.
- Câu 12 : Lãnh thổ LB Nga có những vùng kinh tế quan trọng nào dưới đây?
A. Vùng Phía đông, phía bắc, phía tây, phía nam.
B. Vùng Trung Ương, trung tâm đất đen, U-ran, Viễn Đông.
C. Vùng biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi.
D. Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, phía Nam.
- Câu 13 : Ngành công nghiệp nào được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên Bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn?
A. Khai thác dầu khí.
B. Khai thác than.
C. Điện lực.
D. Luyện kim.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á