Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Địa lí 12 năm 2019-2020...
- Câu 1 : Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bởi nguyên nhân chủ yếu sau:
A. Không có đê chắn sóng, rừng ngập mặn bị tàn phá.
B. Địa hình thấp, thủy triều lên xuống mạnh.
C. Mạng lưới sông ngòi, kệnh rạch dày đặc.
D. Mùa khô kéo dài, sông đổ ra biển bằng nhiều cửa.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đi từ Bắc vào Nam theo bờ biên giới Việt- Lào, ta lần lượt đi qua các cửa khẩu:
A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y
C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang
D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (năm 2007) ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có nhiều ngành sản xuất nhất là:
A. Long Xuyên.
B. Cần Thơ.
C. Tân An.
D. Cà Mau.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết đặc điểm của vị trí vùng Tây nguyên?
A. giáp 2 vùng kinh tế và không giáp biển.
B. giáp 2 nước, giáp 1 vùng kinh tế và không giáp biển.
C. giáp 2 nước, giáp 2 vùng kinh tế.
D. giáp 2 nước, giáp Đông nam bộ và không giáp biển.
- Câu 5 : Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là:
A. Đất rừng ngày càng bị thu hẹp.
B. Công tác trồng rừng gặp nhiều khó khan.
C. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên.
D. Các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi.
- Câu 6 : Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm là do:
A. Đất ba dan màu mỡ và khí hậu cận xích đạo.
B. Bề mặt địa hình rộng và tương đối bằng phẳng.
C. Lao động có truyền thống trồng cây công nghiệp.
D. Tập trung diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.
- Câu 7 : Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?
A. Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.
B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa.
C. Ngư trường Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh.
D. Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh.
- Câu 8 : Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là:
A. Đất phèn.
B. Đất mặn.
C. Đất cát.
D. Đất phù sa ngọt.
- Câu 9 : Trong quá trình phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề:
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu.
D. Mở rộng quan hệ hợp tác.
- Câu 10 : Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh:
A. Tây Ninh.
B. Bình Dương.
C. Bình Phước.
D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào:
A. Lao Bảo.
B. Bờ Y.
C. Đồng Đăng.
D. Tà Lùng.
- Câu 12 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27; 28 hãy cho biết đâu là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất và có cơ cấu ngành đa dạng nhất của Duyên hải miền Trung?
A. Thanh Hoá.
B. Vinh.
C. Đà Nẵng.
D. Nha Trang.
- Câu 13 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè phân bố ở các tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng.
B. Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
C. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
D. Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
- Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 15 hãy cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta:A.
A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
B. Vinh, Buôn Ma Thuật, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.
C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.
D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.
- Câu 15 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng là:
A. An Giang.
B. Đồng Tháp.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Cà Mau.
- Câu 16 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 23 hãy cho biết đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Nam ra Bắc:
A. Dung Quất, Chân Mây, Vũng Áng, Cửa Lò, Cái Lân.
B. Cái Lân, Vũng Áng, Cửa Lò, Dung Quất, Chân Mây.
C. Cửa Lò, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
D. Cái Lân, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
- Câu 17 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 21 hãy cho biết đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp:
A. Hà Tĩnh.
B. Thừa Thiên - Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Bình Thuận.
- Câu 18 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Hà Giang, Quảng Ninh, Kon Tum, Đắk Lắk.
B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
C. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai.
D. Yên Bái, Nghệ An, Lâm Đồng, Tây Ninh.
- Câu 19 : Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là:
A. đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
B. đất phù sa ngọt, đất xám, đất mặn.
C. đất phèn, đất mặn, đất badan.
D. đất mặn, đất bạc màu, đất phèn.
- Câu 20 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Cho biết vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có các tỉnh và thành phố là:
A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ.
B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.
C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.
D. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang.
- Câu 21 : Phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và đảo là do:
A. khẳng định chủ quyền biển đảo.
B. đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
C. phát triển nghề cá và du lịch.
D. phát triển dịch vụ hàng hải và nghề cá.
- Câu 22 : Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là:
A. đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú.
B. có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
C. có nhiều hồ thuỷ lợi, thuỷ điện.
D. nhiều sông, ao, hồ, bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết trong 7 vùng kinh tế ở nước ta vùng nào có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam Bộ
- Câu 24 : Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì:
A. Có biên giới kéo dài với Lào và Campuchia.
B. Giáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Rất gần với TP Hồ Chí Minh.
D. Có nhiều rừng núi.
- Câu 25 : Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ:
A. Yaly
B. Sông Hinh
C. Thác Bà
D. Trị An
- Câu 26 : Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của Trung Du miền núi Bắc Bộ là:
A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
C. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
D. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
- Câu 27 : Cây trồng, vật nuôi thích hợp phát triển ở vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ là:
A. cây lương thực, gia cầm.
B. cây công nghiệp lâu năm, gia súc lớn.
C. cây công nghiệp hàng năm, gia súc lớn.
D. cây lương thực, gia súc nhỏ.
- Câu 28 : Trong các vấn đề sau của Đồng bằng sông Hồng vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là:
A. Thiên tai khắc nghiệt.
B. Đất nông nghiệp khan hiếm.
C. Dân số đông.
D. Tài nguyên không nhiều.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)