- Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70...
- Câu 1 : Từ giữa những năm 70, nhất là từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào tình trạng
A khủng hoảng trầm trọng.
B chiến tranh liên miên.
C tranh quyền làm chủ.
D bị xâm lược lãnh thổ.
- Câu 2 : Cuộc cải tổ của Tổng thống Goóc-ba-chốp (năm 1985) được thực hiện nhằm mục tiêu gì quan trọng?
A Tăng cường quyền lực của Tổng thống trong mọi lĩnh vực.
B Khắc phục khó khăn, đưa Liên Xô ra khỏi giai đoạn khủng hoảng.
C Thực hiện triệt để chế độ đa nguyên đa đảng.
D Thực hiện dân chủ và công khai về mọi mặt.
- Câu 3 : Ban lãnh đạo Liên Xô đã có chủ trương gì khi cuộc cải tổ về kinh tế (từ năm 1985) không thu được kết quả?
A thay đổi bằng kế hoạch cải tổ mới.
B tiếp tục đưa ra phương án phát triển kinh tế.
C tiến hành đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp.
D đẩy mạnh cải tổ về chính trị - xã hội.
- Câu 4 : Ngày 25/12/1991 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng ở Liên Xô?
A Cuộc cải tổ về chính trị được thực hiện.
B Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống được thực hiện.
C Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết tan rã.
D SEV chính thức chấm dứt hoạt động.
- Câu 5 : Các nước trong Liên bang Xô viết đã có hành động gì trước sự khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô trong năm 1991?
A Hợp lực cùng nhau thoát khỏi khủng hoảng.
B Tuyên bố giải tán khỏi Vacsava.
C Thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập.
D Đảo chính lật đổ Tổng thống Liên Xô.
- Câu 6 : Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tồn tại được bao nhiêu năm?
A 71 năm
B 72 năm
C 73 năm.
D 74 năm.
- Câu 7 : Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?
A là một tổn thất nặng nề đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
B minh chứng không thể đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
C dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
D tăng cường sức mạnh và sự chi phối của chủ nghĩa đế quốc.
- Câu 8 : Cho tới thời điểm nào, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu?
A năm 1985.
B năm 1987.
C năm 1989.
D năm 1991.
- Câu 9 : Công cuộc cải tổ của Tổng thống Goóc-ba-chốp nhanh chóng lâm vào tình trạng lúng túng và đầy khó khăn xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A Nhiều nước cộng hòa đòi li khai khỏi liên bang.
B Thiếu đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán.
C Xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô.
D Quyền lực của Tổng thống bị hạn chế.
- Câu 10 : Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại mang đến hậu quả nghiêm trọng gì đối với Liên Xô?
A Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
B Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã hoàn toàn.
C Chế độ xã hội chủ nghĩa hoan toàn thất bại ở Đông Âu.
D SEV và Vacsava buộc phải chấm dứt hoạt động.
- Câu 11 : Ý nào sau đây không minh chứng cho những khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô cho tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX?
A tổng thống tập trung mọi quyền lực trong tay.
B mức sống của người dân giảm sút.
C tình trạng quan liêu, tham nhũng phát triển.
D vi phạm pháp chế, thiếu dân chủ.
- Câu 12 : Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là
A Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.
B Cải tổ hệ thống chính trị.
C Cải tổ xã hội.
D Cải tổ kinh tế và xã hội.
- Câu 13 : Nguyên nhân nào dẫn đến sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)?
A Do “khép kín” của trong hoạt động.
B Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.
C Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
D Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Câu 14 : Bản chất sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là
A Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa.
B Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học.
C Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.
D Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.
- Câu 15 : Nguyên nhân chung nào đưa đến sự khủng hoảng của hầu hết các nước trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trong đó có Liên Xô và Mĩ?
A Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
B Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
C Cuộc khủng hoảng thừa.
D Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động
- Câu 16 : Nước nào chủ trương xóa bỏ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Âu?
A Ba Lan
B Hung-ga-ri.
C Tiệp Khắc.
D Cộng hòa Dân chủ Đức.
- Câu 17 : Thông qua thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô và thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc không để lại bài học gì cho Việt Nam?
A Cách cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
B Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
D Thực hiện triệt để chế độ dân chủ công khai.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu