- Ôn tập: Cơ chế di truyền và biến dị
- Câu 1 : Khi nói về quá trình nhân dôi ADN ờ sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?(1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.(2) Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3’OH của mạch mới.(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.(4) Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.(5) Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.(6) Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.
A 5
B 4
C 3
D 6
- Câu 2 : Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb. Alen B có nuclêôtit loại A là 320; alen b có số nuclêôtit loại A là 640. Một tế bào có tổng số nuclêôtit loại T trong alen B và b là 1280, Theo lý thuyết, kiểu gen của tế bào trên có thể được tạo ra bằng bao nhiêu cơ chế sau đây?I. Nguyên phân.II. Đột biến tự đa bội lẻ.III. Đột biến tự đa bội chẵn.IV. Đột biến lệch bội.
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 3 : Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong các quá trình
A nhân đôi ADN,dịch mã.
B nhân đôi ADN, phiên mã.
C nhân đôi ADN, phiên mã,dịch mã.
D phiên mã, dịch mã.
- Câu 4 : Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là :
A đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
B đều có sự hình thành các đoạn Okazaki
C đều có sự xúc tác của enzyme ADN pôlimeraza
D đều diễn ra trên toàn bộ phân tử AND
- Câu 5 : Trong các dạng đột biến sau đây , dạng nào thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất ?
A Thêm hoặc mất một cặp nucleotit
B Thay thế một cặp nucleotit
C Mất 3 cặp nucleotit thuộc cùng một bộ ba
D Thay thế ba cặp nucleotit thuộc ba bộ ba khác nhau
- Câu 6 : Cải dạng Raphanus (2n = 18R) lai với cải bắp Brassica (2n = 18B) thì có khả năng sinh ra cây lai bất thụ có bộ NST là:
A 9R+9B
B 18(R+B).
C 36B.
D 36R.
- Câu 7 : Ở cà chua alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả màu vàng.Tỉ lệ quả vàng thu được khi cho lai 2 cây cà chua có kiểu gen AAaa và Aaaa là
A 1/12
B 1/8
C 1/4
D 1/36
- Câu 8 : Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A 35 cao: 1 thấp.
B 11 cao: 1 thấp.
C 3 cao: 1 thấp.
D 5 cao: 1 thấp.
- Câu 9 : Khi nói về đột biến NST, xét các kết luận sau đây:(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không(3) đa số các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NSTCó bao nhiêu kết luận đúng?
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 10 : Trong các phát biểu sau,có bao nhiêu phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?(1)Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡngvà tế bào sinh dục.(2)Luôn biểu hiện thành kiểu hình mang đột biến.(3)Xảy ra ở nhiễm cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.(4)Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống.
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 11 : Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 14. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội.Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là
A 13 và 21.
B 7 và 14.
C 14 và 49.
D 7 và 13.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen