Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường T...
- Câu 1 : Giả sử một quần thể cây đậu Hà Lan có tỉ lệ kiểu gen ban đầu (P) là 0,3AABb: 0,3Aabb: 0,4aabb. Khi quần thể này tự thụ phấn tạo ra F1. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ là
A 0,7.
B 0,55.
C 0,25.
D 0,35.
- Câu 2 : Hình ảnh bên dưới mô tả về
A Các loài chim có nơi ở khác nhau nên nơi kiếm ăn cũng khác nhau.
B Các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nhưng có chung ổ sinh thái.
C Các loài chim có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở.
D D. Các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nên chịu tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau.
- Câu 3 : Lúa mì Triticum aestivum được sử dụng làm bánh mì có bộ nhiễm sắc thể 6n = 42 của ba loài khác nhau (dị lục bội) được hình thành theo con đường
A lai xa và đa bội hóa.
B cách li tập tính.
C cách li địa lí.
D cách li sinh thái.
- Câu 4 : Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcXDY x AaBBccXDXd cho tỉ lệ kiểu hình aaB- C- XDX-ở đời con là
A 3/32.
B 3/64.
C 1/16.
D 1/48.
- Câu 5 : Nguyên nhân gây nên bệnh bạch tạng là do
A đột biến gen.
B đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
D rối loạn quá trình giảm phân ở bố hoặc mẹ
- Câu 6 : Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:Tổ hợp ghép đúng là:
A
1d, 2a, 3b, 4c, 5e.
B 1d, 2b, 3a, 4c, 5e.
C 1d, 2d, 3b, 4e, 5a.
D 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.
- Câu 7 : Trong một bể cá, hai loài cá cùng dùng một loài động vật nổi làm thức ăn nên có sự cạnh tranh gay gắt. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, một loài thích sống dựa vào các vật thể trôi nổi trong nước. Sự thay đổi môi trường sống nào sau đây sẽ giảm sự cạnh tranh giữa hai loài?
A Lọc nước để giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
B Tăng diện tích bể cá.
C Tăng lượng khí cacbonic cho bể cá.
D Cho vào bể cá một ít rong.
- Câu 8 : Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp.(2) Quá trình ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định.(3) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.(4) Trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec không chỉ giới hạn cho trường hợp 1 gen có 2 alen mà còn có thể 1 gen có nhiều alen trong quần thể.(5) Khi quần thể cân bằng di truyền có thể dựa vào số lượng các cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các alen trong quần thể.Số phát biểu đúng là
A 3.
B 4.
C 5.
D 2.
- Câu 9 : Để giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ, quan niệm nào sau đây là phù hợp với học thuyết tiến hóa Đacuyn?
A Đặc điểm cổ dài đã phát sinh ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
B Loài hươu cao cổ được hình thành từ loài hươu cổ ngắn dưới tác động của các nhân tố tiến hóa và các cơ chế cách ly.
C Đặc điểm cổ dài được phát sinh dưới tác động của đột biến và được tích lũy dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
D Loài hươu cao cổ được hình thành do loài hươu cổ ngắn thường xuyên vươn dài cổ để ăn lá trên cao.
- Câu 10 : Cho các phát biểu sau:(1) Chọn lọc tự nhiên là là cơ chế duy nhất định hướng cho quá trình tiến hóa.(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo.(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.(4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm dung hòa vốn gen của quần thể cách li, làm giảm sự phân hóa vốn gen giữa các cá thể cùng loài.(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm giảm biến dị di truyền.Tổ hợp câu đúng là
A (3), (4), (5).
B (2), (3), (4).
C (1), (2), (3), (4), (5).
D (1), (3), (4), (5).
- Câu 11 : Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Thực hiện một phép lai (P) giữa 2 cây lưỡng bội quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thu được F1. Dùng cônsixin để xử lý các hạt F1, sau đó gieo các hạt này thành cây F1. Khi cho hai cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không thể xuất hiện nếu quá trình tạo giao tử diễn ra bình thường và cây tứ bội chỉ có thể cho giao tử lưỡng bội?
A 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
B 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
D 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
- Câu 12 : Chiến lược nào sau đây có tác dụng tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất của một quần thể giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp?
A Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể.
B Bắt tất cả các cá thể còn lại của quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.
C Kiểm soát quần thể ăn thịt và cạnh tranh với quần thể đang bị nguy hiểm.
D Du nhập các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác.
- Câu 13 : Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:(I) AAaaBBbb x AAAABBBb (II) AaaaBBBB x AaaaBBbb(III) AaaaBBbb x AAAaBbbb (IV) AAaaBbbb x AAaaBBbbBiết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu một cặp gen qui định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về kết quả ở đời F1 của các phép lai trên?(1) Có 2 phép lai cho có 12 kiểu gen.(2) Có 3 phép lai cho có 2 kiểu hình.(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng.(4) Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai.
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 14 : Cho cây thân cao lai với cây thân cao, F1 được 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp. Để khẳng định cây thân cao là tính trạng trội thì phải có điều kiện nào?
A Mỗi gen chỉ có hai alen.
B P phải thuần chủng.
C Tính trạng do một cặp gen quy định.
D Mỗi cặp gen phải nằm trên mỗi cặp NST tương đồng.
- Câu 15 : Trong các nhân tố sinh thái dưới đây, có bao nhiêu nhân tố là nhân tố hữu sinh?(1) Thực vật.(3) Xác chết của sinh vật.(5) Ôxi.(7) Nấm.(2) Mùn bã hữu cơ.(4) Con người.(6) Chất thải của động vật.(8) Tảo.
A 7.
B 6.
C 5.
D 4.
- Câu 16 : Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
A gen.
B ARN pôlimeraza.
C ADN pôlimeraza.
D hoocmôn insulin.
- Câu 17 : Giống lúa CXT30 thuộc loại hình thấp cây, thân tía, mỏ hạt tím là giống cực ngắn, có thời gian sinh trưởng trong vụ mùa 94-96 ngày. Khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cho năng suất 9 tấn/ ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây đúng?
A Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa CXT30 thay đổi theo.
B Năng suất thu được ở giống CXT30 hoàn toàn do môi trường sống qui định.
C Kiểu gen qui định năng suất của giống lúa CXT30 có mức phản ứng rộng.
D Giống lúa CXT30 có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
- Câu 18 : Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc NST như sau:(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.(2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.(3) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.(6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.Trong các hệ quả nói trên thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả?
A 2
B 4
C 3
D 5
- Câu 19 : Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A Ligaza.
B ARN pôlimeraza.
C Restrictaza.
D ADN pôlimeraza.
- Câu 20 : Nếu dùng tác nhân đột biến tác động lên hạt phấn để gây ra đột biến, trường hợp nào đột biến sẽ biểu hiện thành kiểu hình?
A Đem hạt phấn cấy lên nhụy của hoa cùng một cây.
B Đem hạt phấn nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.
C Đem hạt phấn cấy lên nhụy của cây cùng loài.
D Đem nuôi hạt phấn, sau đó lai với tế bào sinh dưỡng của cây cùng loài.
- Câu 21 : Ở sinh vật nhân thực, khi nói đến gen trong nhân và gen trong tế bào chất nhận xét nào sau đây đúng?
A Mỗi gen đều có hai chuỗi pôlinuclêôtit.
B Gen trong tế bào chất tồn tại ở trạng thái đơn gen nên mỗi gen có một alen.
C Trong một tế bào có nhiều nhiễm sắc thể nên một gen trong nhân có nhiều alen.
D Hoạt động di truyền của gen trong tế bào chất diễn ra song song với gen trong nhân.
- Câu 22 : Các trình tự nucleotit ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là
A người và tinh tinh có chung tổ tiên tương đối gần.
B người được tiến hóa từ tinh tinh nhưng sau đó mỗi loài tiến hóa theo các hướng khác nhau.
C người và tinh tinh có sự tiến hóa đồng quy dẫn đến sự giống nhau về trình tự nucleotit.
D tinh tinh được tiến hóa từ người.
- Câu 23 : Ở người, gen gây bệnh là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng (tỷ lệ nam nữ 1:1). Trong một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng gồm 80000 người trong đó có 16 người nữ bị máu khó đông. Số người nam bị máu khó đông trong quần thể là
A 80.
B 100.
C 600.
D 800.
- Câu 24 : Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.Coli?
A Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
B Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
C Vùng khởi động (P) là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
- Câu 25 : Một tế bào vi khuẩn vô cùng mẫn cảm với tetraxilin (một loại chất kháng sinh) nhưng trong tế bào chất của chúng lại mang những gen kháng với ampixilin (một loại kháng sinh khác). Người ta tiến hành chuyển đoạn gen kháng tetraxilin từ một loài sinh vật khác vào trong tế bào vi khuẩn bằng phương pháp biến nạp. Sau khi thao tác xong, người ta cho vào môi trường tetraxilin và ampixilin. Những vi khuẩn còn sống sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo ra sản phẩm. Có bao nhiêu nhận xét đúng về hệ gen của vi khuẩn này?(1) Hệ gen trong nhân đã bị đột biến do sử dụng 2 loại kháng sinh.(2) Vi khuẩn không mang plasmit.(3) Trong vùng nhân của vi khuẩn mang cả 2 gen, một gen kháng tetraxilin và một gen kháng ampixilin.(4) Gen quy định tổng hợp kháng sinh hoạt động độc lập với hệ gen vùng nhân.(5) Vi khuẩn là sinh vật biến đổi gen.(6) Trong tế bào chất của vi khuẩn mang gen của 2 loài sinh vật khác nhau.
A 4.
B 5.
C 2.
D 3.
- Câu 26 : Alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a . Khi cặp gen Aa tự nhân đôi hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1089 nuclêôtit loại Ađênin và 1611 nuclêôtit loại Guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen A là
A mất một cặp G - X.
B thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
C thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
D mất một cặp A - T.
- Câu 27 : Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb DE/de đều xảy ra hoán vị thì trường hợp nào sau đây không xảy ra?
A 4 loại với tỉ lệ 1:1: 1: 1.
B 8 loại với tỉ lệ 3:3:3:3:1:1:1:1.
C 12 loại với tỉ lệ bằng nhau.
D 8 loại với tỉ lệ: 2:2:2:2:1:1:1:1.
- Câu 28 : Một cặp vợ chồng đều mắt nâu, thuận tay phải, sinh được 3 người con: con trai đầu mắt nâu, thuận tay phải; con trai thứ hai mắt nâu, thuận tay trái; con trai thứ ba mắt đen, thuận tay phải. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Kiểu gen của con trai đầu có thể là
A AaBb .
B AABB, AaBB, AABb, AaBb .
C aaBB, Aabb, AABB .
D aaBB, Aabb, AABB, AaBb, AABb .
- Câu 29 : Ở một loài thực vật, khi cho 2 cây hoa trắng thuần chủng khác nhau hoàn toàn thu được F1 toàn hoa trắng (1 trong 2 cây P đồng hợp lặn). Cho F1 giao phấn với cây hoa đỏ đồng hợp thu được đời con 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, sau đó cho các cây hoa trắng F2 giao phấn với nhau thì tỉ lệ cây hoa trắng thuần chủng trong tổng số cây hoa trắng thu được ở đời F3 là
A 16/89.
B 41/153.
C 25/138.
D 20/129.
- Câu 30 : Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A AAaBb .
B AaaBbb .
C AaB .
D AaBb .
- Câu 31 : Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau: Cho các phát biểu sau đây:(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) (b) (d) (c) (e).(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.Số phát biểu đúng là:
A 4.
B 2.
C 3.
D 1.
- Câu 32 : Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông trắng, thu được F1 gồm 18,75% con lông nâu còn lại các con lông trắng. Biết gen quy định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu chỉ chọn các con lông nâu ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được theo lí thuyết ở F2 là
A 8 lông nâu: 1 lông trắng.
B 3 lông nâu: 1 lông trắng.
C 8 lông trắng: 5 lông nâu.
D 1 lông nâu: 1 lông trắng.
- Câu 33 : Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho lông xám; các kiểu gen còn lại đều cho lông trắng. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông xám. Số phép lai có thể xảy ra là
A 24.
B 6.
C 9.
D 12.
- Câu 34 : Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần tiêu diệt các loài sâu đục thân. Mối quan hệ sinh thái giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là:
A Cộng sinh, kí sinh – vật chủ, hợp tác.
B Vật ăn thịt – con mồi, hợp tác, hội sinh.
C Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, hợp tác.
D Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
- Câu 35 : Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?
A 224.
B 208.
C 212.
D 128.
- Câu 36 : Ở bướm tằm, khi xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường quy định hai cặp tính trạng kích thước thân và màu sắc kén. Người ta lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng, đời F1 đồng loạt xuất hiện loại kiểu hình kén dài, màu trắng. Cho một cá thể F1 (1) giao phối với một cá thể (2) dị hợp về hai cặp tính trạng có nguồn gốc khác với cặp bố mẹ trên, thu được đời F2 với 4 kiểu hình theo tỉ lệ: 9 bướm tằm có kén dài, màu trắng; 3 bướm tằm có kén dài, màu vàng; 3 bướm tằm có kén bầu, màu trắng; 1 bướm tằm có kén bầu, màu vàng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A Cá thể (1) là con ♂ có kiểu gen , cá thể (2) là con ♀ có kiểu gen , tần số hoán vị gen cả hai bên là 50%.
B Cá thể (1) là con ♀ có kiểu gen AB/ab, tần số hoán vị gen 25%; cá thể (2) là con ♂ có kiểu gen .Ab/aB
C Cá thể (1) là con ♀có kiểu gen Ab/aB, cá thể (2) là con ♂ có kiểu gen Ab/aB, tần số hoán vị gen cả hai bên là 50%.
D Cá thể (1) là con ♂ có kiểu gen Ab/aB, tần số hoán vị gen 25%; cá thể (2) là con ♀ có kiểu gen AB/ab.
- Câu 37 : Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng: cây cao, hoa vàng lai với cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái. Phép lai có những đặc điểm: (1) Đối với từng cặp tính trạng tuân theo quy luật tương tác bổ trợ và quy luật phân ly trội hoàn toàn.(2) F1 có kiểu gen AaBd/bD.(3) F1 có kiểu gen AaBD/bd.(4) Tần số hoán vị gen 20%.(5) Tỉ lệ dị hợp về 3 cặp gen ở thế hệ F2 là 13%.Tổ hợp đúng:
A (1), (3), (4).
B (1), (2), (5).
C (2), (4).
D (1), (2), (4), (5).
- Câu 38 : Giả sử chiều cao người do 3 cặp gen A, a; B, b; D, d phân ly độc lập tác động theo kiểu cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao lên 10cm. Người thấp nhất kiểu gen đồng hợp lặn có chiều cao là 120cm. Một cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen nói trên, họ dự kiến sinh 2 người con. Xác suất sinh được người con có chiều cao 180cm và người con có chiều cao 170cm là
A 6/1024.
B 3/2048.
C 12/4096.
D 9/512.
- Câu 39 : Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
C Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp.
D Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.
- Câu 40 : Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, kết quả là hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B Tiến hóa nhỏ sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
C Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở động vật.
D Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Câu 41 : Khi nói về cấy truyền phôi, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?(1) Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu.(2) Có thể tạo ra nhiều cá thể con có kiểu gen khác nhau, kiểu hình giống nhau.(3) Là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.(4) Về bản chất, hiện tượng sinh đôi khác trứng ở người giống với phương pháp cấy truyền phôi.(5) Phương pháp cấy truyền phôi đặc biệt có ý nghĩa với những loài thú quý hiếm, hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm, ít con, thời gian mang thai lâu.
A 3.
B 2.
C 1.
D 4.
- Câu 42 : Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III11 sinh được một người con gái không bị bệnh P và không hói đầu, Xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết người II8 có kiểu gen dị hợp về bệnh hói đầu.
A 26,48%.
B 34,39%.
C 33,10%.
D 15,04%.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen