Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường TH...
- Câu 1 : (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó?(Thủ tướng – Nguyễn Tấn Dũng)Câu 1: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lời phát biểu trên đã sử dụng phép liên kết nào? Giá trị của những phép liên kết đó? (0,5 đ)Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là gì? (0,25 đ)Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của anh chị về lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay? (0,75 đ)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7:“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến dỡ lấy tay áo hắn: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh dược một lúc, ông tha cho!- Tha này, tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, rồi lại sấn đến trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại;- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào mặt anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hằm răng:- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện sái chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)Câu 4: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì? (0,25 đ)Câu 5: Đoạn trích trên sử dụng phép liên kết nào là chính? (0,25 đ)Câu 6: Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu trong đoạn trích có gì đặc biệt? Giá trị của sự thay đổi đó? (0,5 đ)Câu 7: Nêu nội dung của đoạn trích? (0,5 đ)
- Câu 2 : (3,0 điểm)Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:“Đừng oán ta không bằng ai, người không bằng ta vô số. Đừng khoe ta giỏi hơn người khác, người giỏi hơn ta rất nhiều. Muốn cầu tiến hơn người, ra đời phải biết nhìn về phía trước, vì nhìn xuống ta thấy hơn người nhưng nhìn lên ta là số không vĩ đại” (Viết khoảng 600 chữ).
- Câu 3 : (4,0 đ)Nói về việc sáng tác truyện ngắn vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tâm sự: “Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Đói. Nó vừa cay đắng vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự. Truyện ngắn "Vợ nhặt" khai thác các khía cạnh sau cùng của các bi kịch đó.”Bằng những hiểu biết về truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân, hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên.
Xem thêm
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngọc Tảo - Hà Nội - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Trần Phú - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Nông Cống I - Thanh Hóa - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Việt Yên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Bình Thạnh - Tây Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 2