Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Trường THPT Lụ...
- Câu 1 : Ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đối với nước ta.
A Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông
B Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ
C Khí hậu nước ta mang nhiều tính chất của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn
D Tất cả các ý trên
- Câu 2 : Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi:
A Trường Sơn Bắc
B Tây Bắc
C Đông Bắc
D Trường Sơn Nam
- Câu 3 : Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là:
A Nam Trung Bộ
B Bắc Trung Bộ
C Bắc Bộ
D Nam Bộ
- Câu 4 : Tính chất nhiệt đới của nước ta được quyết định bởi:
A Nằm trong vùng nội chí tuyến
B Sự phân hóa của địa hình
C Ảnh hưởng của biển Đông
D Hoạt động của hoàn lưu gió mùa
- Câu 5 : Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là:
A 180B
B 160B
C 170B
D 150B
- Câu 6 : Vùng Duyên hải miền Trung mưa về thu đông là do nằm ở sườn núi đón gió
A Tây Nam
B Đông Nam
C Đông Bắc
D Tây Tây Nam
- Câu 7 : Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc phân hóa ở độ cao:
A 600-700m
B 900-1000m
C 650-1000m
D 600-800m
- Câu 8 : Biểu hiện nào không thể hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A Mỗi năm có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh
B Tổng nhiệt độ hằng năm đạt 8000-9000 0C
C Tổng số giờ nắng giao động từ 1400-3000 giờ
D Nhiệt độ trung bình năm từ 22-270C
- Câu 9 : Từ dãy Bạch Mã trở vào thiên nhiên mang sắc thái của vùng
A Cận nhiệt đới
B Cận nhiệt gió mùa
C Cận xích đạo
D Cận xích đạo gió mùa
- Câu 10 : Nhận định không đúng về vai trò của biển Đông nước ta là:
A Là yếu tố quyết định tính chất nhiệt đới của nước ta
B Giảm tín chất khắc nghiệt của thời tiết trong mùa khô
C Dịu mát thời tiết nóng bức trong mùa hè
D Làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương điều hòa
- Câu 11 : Yếu tố quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới
A Đặc điểm địa hình
B Đặc điểm địa lí
C Hình dạng lãnh thổ
D Vị trí địa lý
- Câu 12 : Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là do?
A Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
B Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật
C Nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển lâu đời
D Nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động, thực vật.
- Câu 13 : Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, nông nghiệp nước ta có thuận lợi cơ bản là:
A Ít bị thiên tai đe dọa
B Cây trồng và gia súc tăng trưởng nhanh
C Thời tiết quanh năm thuận lợi
D Nền nhiệt đới ẩm dồi dào và ổn định quanh năm
- Câu 14 : Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình nước ta là:
A Vị trí giáp biển Đông
B Tác động của con người
C Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
D Tác động của vận động Tân kiến tạo
- Câu 15 : Đặc điểm của sông ngòi không chịu ảnh hưởng của khí hậu
A Lượng phù sa lớn
B Thủy chế theo mùa
C Tổng lượng dòng chảy lớn
D Nhiều thác ghềnh
- Câu 16 : Đồng bằng Duyên hải miền Trung bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ nguyên nhân do:
A Địa hình hẹp ngang, nhiều dãy núi chạy ăn lan ra sát biển.
B Sự chia cắt của những con sông lớn
C Do tác động của con người
D Chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
- Câu 17 : Đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là:
A Nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm
B Nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc
C Nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt
D Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.
- Câu 18 : Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi là nhờ:
A Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260km.
B Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á
C Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên
D Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
- Câu 19 : Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nước ta gặp nhiều khó khăn do:
A Có đường biên giới kéo dài trên đất liền và trên biển
B Đường bờ biển kéo dài
C Đất nước nhiều đồi núi
D Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài
- Câu 20 : Sử dụng Atlat (tr.7) cho biết ngọn núi Khoan La San cao 1853m nơi “ Khi gà cất tiếng gáy trên đỉnh núi thì cả 3 nước đều nghe thấy” thuộc tỉnh:
A Lai Châu
B Kon Tum
C Điện Biên
D Lào Cai
- Câu 21 : Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên
A Tháng 10 - tháng 12
B Tháng 1 - tháng 3
C Tháng 5 - tháng 10
D Tháng 3 - tháng 5
- Câu 22 : Cơ sở để chia miền khí hậu phía Bắc thành hai mùa nóng và lạnh là:
A Chế độ mưa
B Chế độ nhiệt
C Chế độ gió
D Chế độ ẩm
- Câu 23 : Đặc điểm khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh là:
A Nóng quanh năm, không có tháng lạnh, mùa khô không rõ rệt
B Mùa hạ nóng, mùa đông mát mẻ, mùa mưa, mùa khô không rõ rệt
C Nóng đều quanh năm, biên độ nhiệt khá lớn
D Nóng quanh năm, mùa mưa và khô rõ rệt
- Câu 24 : Vùng có hệ thống đê điều lớn nhất nước ta là:
A Đồng bằng Tuy Hòa
B Đồng bằng sông Cửu Long
C Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh
D Đồng bằng sông Hồng
- Câu 25 : Các hoạt động của giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của
A Độ ẩm của khí hậu
B Sự phân mùa của khí hậu
C Các hiện tượng dông, lốc, mưa đá…
D Tính thất thường của chế độ nhiệt, ẩm
- Câu 26 : Hoạt động của gió mùa với tính chất thất thường trong chế độ nhiệt ẩm đã gây ra trở ngại cho sản xuất nông nghiệp
A Mùa mưa thừa nước, mùa khô thiếu nước
B Năm rét sớm năm rét muộn
C Năm ngập úng, năm hạn hán
D Tất cả đều đúng
- Câu 27 : Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhâp cư,… là vùng:
A Lãnh hải
B Tiếp giáp lãnh hải
C Vùng đặc quyền kinh tế
D Thềm lục địa
- Câu 28 : Tài nguyên ở nước ta hiện nay không còn được xem là vô tận vì:
A Tình trạng khí hậu thất thường
B Sự ô nhiễm nguồn nước
C Do dân số tăng nhanh
D Sự nóng lên của Trái Đất
- Câu 29 : Sự đa dạng về bản sắc dân tộc nước ta là nơi:
A Đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động
B Giao nhau giữa các luồng sinh vật Bắc, Nam
C Giao tiếp của hai vành đai sinh khoáng lớn.
D Có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn Á, Âu với văn minh bản địa
- Câu 30 : Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là:
A Hướng núi
B Độ cao địa hình
C Hoàn lưu gió mùa
D Sự kết hợp địa hình với hoàn lưu gió mùa
- Câu 31 : Hệ quả của quá trình xâm thực thể hiện ở:
A Sông ngòi chảy êm đềm ở vùng hạ lưu
B Bồi tụ, mở rộng các đồng bằng hạ lưu sông
C Thu hẹp diện tích đồng bằng hạ lưu sông
D Tất cả các ý trên
- Câu 32 : Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chế độ nhiệt của nước ta.
A Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc
B Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao)
C Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của Gió mùa Đông Bắc thì sẽ có biên độ nhiệt cao hơn
D Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn quốc
- Câu 33 : Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà NộiBiểu đồ thích hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội là:
A Biểu đồ cột và đường
B Biểu đồ đường
C Biều đồ cột chồng
D Biểu đồ thanh ngang
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)