- Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- Câu 1 : Các sinh vật có ảnh hưởng tới nhau như thế nào ?
- Câu 2 : Quan hệ đối địch gồm những quan hệ nào và có đặc điểm gì ?
- Câu 3 : Ghép nội dung ở cột B với cột A
- Câu 4 : Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật
A Không loài nào có lợi
B không loài nào bị hại
C có ít nhất 1 loài bị hại
D cả hai loài đều bị hại
- Câu 5 : Trường hợp nào sau đây là mối quan hê kí sinh ?
A Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
B Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ Đậu
C Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối
D Cả A và C
- Câu 6 : Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có ảnh hưởng gì là mối quan hệ
A cộng sinh.
B hội sinh
C kí sinh.
D cả A và B
- Câu 7 : Sự khác nhau căn bản nhất giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch là gì ?
A Quan hệ hỗ trợ là quan hộ giữa các sinh vật cùng loài, quan hệ đối địch là quan hệ khác loài.
B Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác ; quan hệ đối địch bao gồm : cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác
C Quan hệ hỗ trợ là mối quan hê có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho cả hai bên ; trong quan hệ đối địch, ít nhất một loài bị hại
D Quan hệ hỗ trợ giúp sinh vật chống được các điều kiện bất lợi của môi trường ; quan hệ đối địch kìm hãm sự phát triển của cả hai bên.
- Câu 8 : Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. Hổ và hươu, nai có mối quan hệ nào dưới đây?
A Kí sinh.
B Hội sinh.
C Cạnh tranh.
D Sinh vật này ăn sinh vật khác
- Câu 9 : Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Rận, bét và trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?
A Hội sinh.
B Kí sinh.
C Sinh vật ăn sinh vật khác
D Cạnh tranh.
- Câu 10 : Khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A Chống chịu với gió tốt hơn.
B Chống mất nước tốt hơn.
C Cả A và B
D Cả A, B và C
- Câu 11 : Các cá thể động vật sống thành bầy có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A Chống chọi với kẻ thù tốt hơn.
B Chống chịu với các điều kiện bất lợi khác tốt hơn.
C Kiếm ăn tốt hơn
D Cả A, B và C
- Câu 12 : Các cá thể cùng loài sống với nhau thành một nhóm trong cùng một khu vực có thể cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. Đâu không phải là hoàn cảnh dẫn tới hiện tượng trên?
A Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn.
B Khi nơi ở quá chật chội.
C Khi gặp kẻ thù xâm lấn lãnh địa
D Khi con đực tranh giành nhau con cái.
- Câu 13 : Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng?
A Trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí.
B Cần tỉa thưa với cây trồng và tách đàn với vật nuôi khi cần thiết (mật độ của chúng quá cao).
C Cung cấp cho chúng đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời cần vệ sinh môi trường sạch sẽ.
D Cả A, B và C
- Câu 14 : Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan hệ
A hợp tác
B Hội sinh
C cộng sinh
D dinh dưỡng
- Câu 15 : Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng, làm cho năng suất lúa bị giảm đi. Giữa cỏ dại và lúa có mốì quan hệ theo kiểu nào dưới đây?
A Cạnh tranh.
B Cộng sinh.
C Kí sinh.
D Hội sinh.
- Câu 16 : Khi các cá thể cùng loài sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống không đầy đủ thì giữa chúng có quan hệ với nhau theo kiểu nào?
A Cạnh tranh cùng loài
B Hợp tác
C Cộng sinh
D Hội sinh
- Câu 17 : Những cây mọc trong rừng thường có thân cao và thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, các cành phía dưới sớm bị rụng đi. Đó là hiện tượng tự tỉa tự nhiên ở thực vật. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là kiểu quan hệ gì?
A Hỗ trợ.
B Cạnh tranh khác loài.
C Cạnh tranh cùng loài.
D Cạnh tranh cùng loài và khác loài.
- Câu 18 : Hiện tượng ăn thịt đồng loại là mối quan hệ gì?
A Cạnh tranh cùng loài
B Vật ăn thịt - con mồi
C ký sinh - vật chủ
D cạnh tranh khác loài
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN