Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguy...
- Câu 1 : Để tập trung lực lượng tấn công Đại Việt lần thứ ba, Hốt Tất Liệt đã làm gì?
A đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản.
B khẩn trương chuẩn bị về vũ khí.
C đáng thắng vào sông Bạch Đằng.
D tấn công biên giới Lạng Sơn, Bắc Giang.
- Câu 2 : Sau khi thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến qua Vân Đồn, quân của Trần Khánh Dư đã
A tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.
B bố bí trận đại mai phục.
C đổ ra đánh dữ dội từ nhiều phía.
D cướp toàn bộ thuyền lương.
- Câu 3 : Cuối tháng 12 - 1287, Thoát Hoan chỉ huy cánh quân bộ của quân Nguyên đánh vào:
A Thái Nguyên, Lạng Sơn.
B Lạng Sơn, Bắc Giang.
C Cao Bằng, Lai Châu.
D Vân Đồn (Quảng Ninh).
- Câu 4 : Tháng 4 năm 1288 đã diễn ra sự kiện lịch:
A Ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy xâm lược nước ta.
B 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy xâm lược nước ta.
C Quân ta phản công đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi đất nước.
D Chiến thắng Bạch Đằng đánh bại quân Nguyên lần thứ ba.
- Câu 5 : Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự gì?
A Tập hợp đông đảo nhân dân đấu tranh.
B Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu
C Nước nhỏ chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.
D Buộc địch chuyển từ chủ động sang bị động.
- Câu 6 : Ai là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng “Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tông bí truyền thư”?
A Trần Nhân Tông.
B Trần Quốc Tuấn.
C Trần Quang Khải.
D Trần Thủ Độ.
- Câu 7 : Ý nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
A Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”
B Hăng hái tổ chức các đội dân binh
C Phối hợp chiến đấu cùng quân triều đình.
D Được nhà Trần trang bị vũ trang để đánh giặc.
- Câu 8 : Nhân tố nào tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình nhà Trần với nhân dân?
A Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
B Chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều.
C Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
D Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng.
- Câu 9 : Ý nào sau đây không phải nguyên nhân thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần?
A Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta.
B Đề ra chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
C Sử dụng chiến thuật lấy nhiều đánh ít.
D Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Câu 10 : Nhân tố nào khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự cường, tự hào cho dân tộc?
A Tinh thần quyết tâm chiến đấu cao đội của vua tôi nhà Trần.
B Đánh bại kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất bấy giờ.
C Xây đắp truyền thống quân sự hào hùng.
D Sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Câu 11 : Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã không để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây?
A Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
B Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
C Lấy khoan thư sức dân làm kế sách giữ nước.
D Lấy nhân dân làm lượng nòng cốt.
- Câu 12 : Dưới thời Lý - Trần, nhân dân ta phải đương đầu với các thể lực ngoại xâm nào của Trung Quốc?
A Quân Tống, quân Thanh.
B Quân Đường, quân Tống.
C Quân Hán, quân Tống.
D Quân Tống, quân Mông - Nguyên.
- Câu 13 : Một trong những đóng góp tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là gì?
A Quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước
B Đưa ra nhiều chủ trương, kế sách đúng đắn.
C Viết bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”.
D Thương lượng với kẻ thù vì lợi ích quốc gia.
- Câu 14 : Nhận xét về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên dưới thời Trần, “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi và cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Em có nhận xét gì về ý kiến trên?
A Sai, vì thực tế nhà Trần có nhiều tướng tài.
B Đúng, vì chỉ có Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu.
C Đúng, vì nhà Trần chủ yếu dựa vào dân.
D Sai, vì vua quan nhà Trần đều là người tài.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7