Ôn tập lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918)...
- Câu 1 : Sự kiện nào đánh dấu Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?
A Liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng (31-8-1858)
B Quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1-9-1858)
C Pháp tấn công thành Gia Định (17-2-1859).
D Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa (24-2-1859).
- Câu 2 : Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?
A Hiệp ước Nhâm Tuất.
B Hiệp ước Giáp Tuất.
C Hiệp ước Hácmăng.
D Hiệp ước Patơnốt
- Câu 3 : Phong trào Cần Vương chia thành mấy giai đoạn?
A Hai giai đoạn.
B Một giai đoạn.
C Ba giai đoạn.
D Bốn giai đoạn.
- Câu 4 : Trong giai đoạn 1884-1892, phong trào nông dân Yên Thế có điểm gì nổi bật?
A Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.
B Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
C Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp.
D Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh
- Câu 5 : Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành đội ngũ công nhân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A Nông dân mất hoàn toàn ruộng đất.
B Công nhân đi làm ở các nhà máy, hầm mỏ.
C Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển.
D Các nhà tư sản Việt Nam ngày càng đông đảo.
- Câu 6 : Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?
A Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản.
B Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam.
C Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp.
D Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Câu 7 : Một trong những mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương là gì?
A Tận dụng nguồn lao động dồi dào.
B Bóc lột để làm giàu cho chính quốc
C Hạn chế sự chống đối với chính quyền nhà Nguyễn.
D Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
- Câu 8 : Tại sao phong trào Đông Du thất bại?
A Sự phân hóa trong Hội Duy tân.
B Pháp – Nhật cấu kết với nhau.
C
Phan Bội Châu bị sát hại.
D Không có đông đảo học sinh tham gia.
- Câu 9 : Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện là do nguyên nhân nào?
A Các đề nghị cải cách duy tân có những hạn chế
B Thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam
C Triều đình Nguyễn bảo thủ
D Các đề nghị mang tính rời rạc, lẻ tẻ
- Câu 10 : Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm trong giai đoạn hai của phong trào Cần Vương (1888 – 1896)?
A Phong trào vẫn được duy trì.
B Phong trào dần quy tục thành các trung tâm lớn.
C Quy mô, trình độ tổ chức cao hơn.
D Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo.
- Câu 11 : Điểm khác của Hiệp ước Patơnốt (1884) so với Hiệp ước Hácmăng (1883) là gì?
A Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo vệ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.
B Ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
C Mọi việc ở Trung Kì phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
D Đất Trung Kì được mở rộng đến tỉnh Ninh Thuận.
- Câu 12 : “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra điCho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn BácKhi bờ bãi dần lui làng xóm khuấtBốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
A Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
B Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
C Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
D Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8